3 ví dụ giúp bạn hiểu sâu sắc vai trò của môi trường trong giai đoạn nhạy cảm từ 0-6 tuổi của trẻ – Theo Montessori

Câu chuyện 1: Cách biệt với thế giới sau khi trưởng thành

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, một binh sĩ đã bị lạc đường trong khu rừng rộng Đông Nam Á, bất đắc dĩ anh ta phải sống cuộc sống trên núi, cách biệt với thế giới bên ngòai trong suốt 20 năm liền và trở thành một người rừng.

Khi người binh sĩ này được giải cứu trở về với xã hội loài người thì trong suốt thời gian đầu, anh ta gặp trở ngại về ngôn ngữ, có nhiều lúc không thể biểu đạt được ý muốn của mình. Tuy nhiên, không lâu sau, anh ta đã khôi phục lại khả năng ngôn ngữ của mình, thuật lại hết quá trình sinh sống ở trong núi sâu.  Người binh sĩ này sau đó đã trở về nhà, sống một cuộc sống hạnh phúc, bình dị.

Người bính sĩ trên mặc dù cách biệt với thế giới loài người 20 năm nhưng giai đoạn nhạy cảm từ 0-6 tuổi của anh ta đã trải qua trong xã hội loài người, vì vậy tâm lí và trí tuệ của anh ta đều đã được định hình. Do đó, sau một thời gian ngắn hồi phục, người binh sĩ này đã trở lại cuộc sống bình thường của con người.

Đọc thêm: Phương pháp Mon hoạt động theo nguyên tắc nào?

Câu chuyện 2: Những đứa trẻ mới sinh không nhận được sự kích thích từ thế giới bên ngoài

Từ những năm 40 của thế kỷ XX, có một nhà tâm lý học đã làm một thí nghiệm cực kỳ vô nhân đạo. Ông ta chọn ra vài đứa trẻ sơ sinh ở trại trẻ mồ côi, cho chúng sống trong một căn phòng tối tăm, không có ánh nắng mặt trời, đồng thời yêu cầu những người chăm sóc những đứa trẻ này chỉ được cho chúng ăn uống đầy đủ, không cho phép chúng tiếp xúc với bất cứ thứ gì, tiếp nhận bất cứ kích thích hay tiếp xúc nào.

Ban đầu, những đứa trẻ này hòan toàn giống như những đứa trẻ sơ sinh bình thường khác; về sau, những kĩ năng của chúng suy thoái dần, càng ngày càng trở lên đờ đẫn. Cuộc thí nghiệm này sau đó bị ép phải dừng ại và những đứa trẻ đó đã không thể nào hòa nhập với cuộc sống của người bình thường. Vì không nhận được những kích thích tốt từ thế giới bên ngòai nên chúng đã bị suy giảm thị lực. Mặc dù sau đó chúng được rèn luyện và giáo dục suốt một thời gian dài, nhưng cũng chỉ một số đứa trẻ học được kỹ năng sống cơ bản như: ăn cơm, mặc quần áo… còn lại phần lớn chúng không thể nào khôi phục những đặc trưng cơ bản của con người, phải sống ngu ngơ như vậy suốt đời.

Đọc thêm: Phương pháp Mon có thể áp dụng tại nhà như thế nào?

môi trường sống của trẻ

Liệu bạn có còn nghi ngờ vai trò của môi trường sống của trẻ?

Câu chuyện 3: Hiện tượng “cô bé người sói”

Năm 1920, ở một thành phố nhỏ của Ấn Độ, người ta thường xuyên thấy một loại “quái thú” giống người rất thần bí xuất hiện ở gần khu rừng rậm, theo sau còn có 3 con sói to. Về sau, khi giải cứu được những con quái thú này người ta mới phát hiện ra đó là 2 cô bé. Trong đó, đứa lớn khoảng 7, 8 tuổi; đứa nhỏ khoảng 2 tuổi. Sau đó, 2 cô bé người sói này được nuôi dưỡng ở “trại trẻ mồ côi”.

Qua các kiểm tra về cơ thể, “cô bé người sói” mặc dù bị suy dinh dưỡng nhưng hệ thống sinh vật của cơ thể rất bình thường. Hai cô bé người sói này tuy có hình dáng giống hệt con người nhưng hành vi, cử chỉ lại giống hệt như một con sói. Chúng ngủ ban ngày và hoạt động về đêm, thường xuyên tru lên như loài sói, chúng bay nhẩy khắp nơi bằng 4 chân, dùng tay bốc thức ăn đưa vào miệng.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành huấn luyện chúng trong môi trường của con người, dạy chúng học chữ, học những phương thức hành vi và kỹ năng sống cơ bản của con người. Tuy nhiên, cô bé nhỏ tuổi hơn đã qua đời, cô bé còn lại đến năm mười một, mười hai tuổi mới bắt đầu nói một vài câu, mức độ phát triển trí tuệ chỉ tương đương với một đứa trẻ sơ sinh bình thường.

Trích trong: Phương pháp giáo dục Montessori – Thời kỳ nhạy cảm của trẻ.


Đọc thêm các bài viết về Montessori tại:

Học theo Montessori: Giúp bé có cảm giác về không gian.

Học theo Montessori: 3 bước giới thiệu từ vưng jcho trẻ.

6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori là gì?

Leave a Reply