5 nguyên tắc vàng cần nhớ trong giáo dục trẻ thời kì mẫn cảm theo lời khuyên của chuyên gia Nhật Bản

Hiểu về thời kỳ nhạy cảm và có sự hỗ trợ đúng nguyên tắc sẽ giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Thời kỳ nhạy cảm (mẫn cảm) là gì?

Maria Montessori từng phát biểu rằng: “Những đứa trẻ trải qua thời kỳ nhạy cảm đang nhận sự chỉ huy từ một mệnh lệnh thần kì trong vô thức, ngay cả tâm hồn bé nhỏ của chúng cũng nhận được sự khích lệ”.

Sau một thời gian dài quan sát và nghiên cứu ở trẻ em, Tiến sĩ Maria Montessori đã đưa ra 6 giai đoạn nhạy cảm trong suốt quá trình phát triển của trẻ nhỏ từ 0-6 tuổi. Đây là kiến thức vô cùng quan trọng cho cha mẹ và những người chăm sóc trẻ em, hiểu về giai đoạn nhạy cảm trong sự phát triển của trẻ sẽ giúp phụ huynh chúng ta thông cảm và có cách nuôi dạy trẻ phù hợp trong từng thời điểm cụ thể.

Mời bạn đọc chi tiết tại: 6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ.

5 Nguyên tắc cần nhớ khi giáo dục trẻ trong giai đoạn nhạy cảm

Như vậy, giai đoạn nhạy cảm (hay mẫn cảm) của trẻ là một thời kỳ vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ sự phát triển của trẻ sau này. Trong cuốn sách “Phương pháp Montessori trong gia đình – 5 nguyên tắc vàng trong thời kì mẫn cảm của trẻ” (Atsuko – Trang Anh dịch – NXB Thái Hà Books) tác giả đã đưa ra 5 nguyên tắc vàng giúp cha mẹ tận dụng thời kỳ tuyệt vời này.

  1. Người lớn và trẻ nhỏ không giống nhau

  • Mục đích của người lớn là kết quả, mục đích của trẻ nhỏ là quá trình. Ví dụ, khi dọn dẹp người lớn nghĩ “phải dọn dẹp cho sạch mới được. Làm thế này cho nhanh”, trong khi trẻ nghĩ “mình muốn gom, muốn nhặt, từng lá một, từng thứ một”. Khi mang chén đĩa, người lớn nghĩ “làm cách nào mới có thể bứng đi gọn gàng đây?”, trẻ nghĩ “muốn mang thêm lần nữa. Lần sau mang cốc”.
  1. Quan sát kỹ hành động của trẻ và suy nghĩ cách hỗ trợ trẻ nếu cần, không được làm thay trẻ

  • Sao con lại làm thế nhỉ?
    1. Có gì thú vị đến vậy? Sao con lại làm thế nhỉ?
    2. Con bé đang làm gì nhỉ?
    3. Đứa trẻ nào cũng làm như vậy. Tại sao nhỉ?

Lưa ý: Đứa trẻ nào đến chỗ đó cũng bắt đầu làm những việc như nhau. Hành động của trẻ lặp đi lặp lại.

  • Con đang gặp khó khăn gì sao?
    1. Sao thằng bé không làm được? Trẻ đang gặp trở ngại gì?
    2. Trẻ yêu cầu giúp đỡ vào khi nào?
    3. Trẻ hay bực mình khi không làm được việc gì?
  1. Trẻ nhỏ hay quan sát vì thế người lớn hãy chú ý đến hành vi, lời nói

  • Quan sát cha mẹ: Cách cha mẹ làm việc, giải quyết khó khăn, biểu lộ cảm xúc…
  • Quan sát bạn bè: Trẻ luôn chăm chú quan sát hoạt động của các anh, chị từ cửa sổ hay hành lang lớp học.
  1. Thực hành không lời: Chỉ truyền đạt cho trẻ 1 điều 1 lần và làm mẫu chậm rãi

  • Chỉ truyền đạt một điều.
    1. Đừng truyền đạt nhiều thứ cùng một lúc mà hãy truyền đạt từng điều một.
    2. Chỉ làm mẫu cho trẻ một việc, trẻ sẽ quan sát kỹ lưỡng và có thể hiểu được.
    3. Truyền đạt nhiều thứ cùng lúc, trẻ sẽ không hiểu nổi.
  • Làm mẫu chậm rãi: Lên trình tự các bước, làm mẫu từ từ, trẻ sẽ hiểu.
    1. Trẻ không thể hiểu được vì người lớn thao tác quá nhanh.
    2. Trẻ nhỏ có hứng thú với các thao tác được làm chậm lại.
    3. Làm mẫu chuẩn xác, cẩn thận.
    4. Lặp đi lặp lại cùng một việc nhiều lần.

  1. Thành thạo cần cả quá trình, cha mẹ nên kiên nhẫn

  • Lúc bắt đầu thì trẻ làm khá tệ.
  • Làm nhìêu lần trẻ sẽ hiểu được bí quyết.
  • Hiểu rồi, trẻ sẽ lặp đi lặp lại nhiều hơn nữa. Thuần thục một việc bằng cách thức như thế rất quan trọng.
  • Khi trẻ đã thành thạo, khao khát để thử thánh giai đoạn tiếp theo mới được tuôn trào.

Tìm hiểu thêm về Montessori tại:

6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori.
Phương pháp Mon hoạt động theo nguyên tắc nào?

Leave a Reply