5 thái độ sống giúp trẻ thản nhiên đối diện với khó khăn

Giúp con trở thành đứa trẻ kiên gan, dám thử thách bản thân là mong ước rất lớn của cha mẹ. Thế nhưng, không phải chỉ trẻ lớn mới rèn luyện được đức tính này mà ngay từ khi trẻ con bé bạn có thể giúp con tư duy từ việc nhỏ xíu hàng ngày.

Có lẽ vấn đề giáo dục trẻ nhỏ là một trong những vấn đề mọi người quan tâm nhiều nhất hiện nay. Xã hội ngày một phát triển thì đồng nghĩa với việc môi trường mà trẻ tiếp xúc trong quá trình lớn lên càng phức tạp. Vì vậy bạn phải trao cho trẻ rất nhiều kỹ năng cần thiết. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề: “Rèn luyện cho trẻ cách thản nhiên đối diện với khó khăn bằng cách nào?”

  1. Tại sao phải rèn luyện cho trẻ cách đối diện với khó khăn

Tuy cuộc sống ngày nay có được nâng cao và đời sống đã đủ đầy hơn trước nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta ngừng rèn luyện trẻ cách vượt qua khó khăn. Bởi cuộc sống là một chuỗi những điều trắc trở phải vượt qua, không khó khăn ở mặt kinh tế thì sẽ có những khó khăn khác đang chờ đợi chúng vượt qua.

Khi dạy được trẻ vượt qua khó khăn, trẻ sẽ biết quý trọng thành công và kết quả chúng đạt được hơn vì chúng ý thức được rằng mọi thứ chúng đạt được đều không dễ dàng, giúp trẻ có thêm động lực cố gắng.

  1. Rèn luyện cho trẻ cách thản nhiên đối diện với khó khăn bằng cách nào?

  • Đừng dạy con cách vui với chiến thắng, đó là điều hiển nhiên, hãy dạy chúng cách đối diện với thất bại như thế nào:  Đa phần trường hợp gặp phải thất bại sẽ “dễ” và thường gặp hơn trường hợp thành công, nên cha mẹ phải dạy cho trẻ đối diện với chúng. Bởi vì còn sống chính là còn có hy vọng, chính là còn có cơ hội hạnh phúc. Những lúc không thể vãn hồi được, thay vì đau đớn khóc lóc, chi bằng từ sớm hãy dạy cho trẻ thản nhiên tích cực đối diện với “thất bại”, dạy cho chúng hiểu thua được thì mới thắng được, nếu không biết đứng lên khi thất bại thì liệu việc dạy trẻ thành công có còn quan trọng hay không?

(Biểu hiện nỗi buồn khi thất bại ban đầu không quan trọng bằng thái độ sẵn sàng thử thách)

  • Dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc của mình: Trẻ em hay người lớn khi đối diện với khó khăn, thất bại đều có cảm xúc buồn phiền. Hãy nói với con rằng đó là cảm giác tự nhiên, nó không chứng tỏ con kém cỏi hay là một kẻ mãi mãi thất bại. Người lớn hãy là bờ vai để con có thể khóc thật to, giúp con nghe một bản nhạc vui hay cùng con làm điều mà con ưa thích. Hãy nói “tâm hồn và trái tim con đang mệt, hãy giúp chúng được vui vẻ lên nào, con đã cố gắng nhiều rồi, con đã học được bài học tốt rồi, chúng ta sẽ cố gắng lần sau nhé”.
  • Dạy trẻ tự tin và lạc quan vào bản thân: Bạn phải cho trẻ thấy những điểm mạnh của chúng, cho trẻ biết được chúng đang có trong tay những “vũ khí” gì mà có thể là người khác không có. Chỉ khi tự tin vào khả năng của chính bản thân mình thì trẻ mới không nhụt chí trước khó khăn
  • Dạy trẻ không nên chủ quan: Tự tin không đồng nghĩa với việc tự kiêu, khinh địch. Ta dạy trẻ hiểu được điểm yếu của chúng và đồng thời phải dạy trẻ biết được khuyết điểm của chúng, điều mà trẻ còn thiếu và phải bổ sung. Con người sẽ không bao giờ vượt qua được bất cứ thử thách nào nếu không nghiêm túc và xem trọng thách thức đó.
  • Dạy trẻ cách chủ động: Mọi khó khăn thường đến bất ngờ và không báo trước, nên bạn phải dạy cho trẻ cách chủ động để không bị thất thế mà không biết ứng xử ra sao. Chủ động trong mọi hoàn cảnh chính là kỹ năng vô cùng quan trọng cần dạy cho trẻ.

Những gợi ý trên có thể giúp cha mẹ trả lời được cho câu hỏi: “Rèn luyện cho trẻ cách thản nhiên đối diện với khó khăn bằng cách nào?”. Nhưng Bé tư duy xin lưu ý cha mẹ, việc rèn luyện thái độ sống cho trẻ không phải nhanh và dễ mà cần sự kiên nhẫn, đồng nhất quan điểm từ phụ huynh cũng như thái độ tích cực từ chính cha mẹ. Cha mẹ cũng nhất quyết không nên so sánh trẻ này với trẻ khác, điều quan trọng là bạn so sánh với con của trước đây và hôm nay để con thấy được sự tiến bộ của mình.

Hãy áp dụng những kinh nghiệm được tư vấn một cách hợp lý để có thể giáo dục con cái một cách tốt nhất.

Leave a Reply