Bí quyết đặt câu hỏi khi giao tiếp với trẻ

  1. Đặt câu hỏi mang tính gợi mở

    Đối với những câu hỏi có tính gợi mở, đáp án có thể không giống nhau và không phải là duy nhất. Ngược lại, đối với những câu hỏi có tính khép kín, yêu cầu đáp án được chọn một trong hai. Nếu là yêu cầu tìm kiếm thông tin trong ký ức, câu hỏi dạng khép kín có thể hiệu quả. Nhưng nếu muốn tìm hiểu suy nghĩ, tư duy và tình cảm của trẻ cũng như muốn giao lưu, cần phải đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở. Cụ thể, câu hỏi: “Con với bạn đánh nhau à?” là câu hỏi dạng khép kín, nhưng: “Con với bạn có chuyện gì thế?” lại là câu hỏi dạng gợi mở. Kết quả điều tra cho thấy, câu hỏi dạng gợi mở có thể nâng cao lòng tự trọng của trẻ, đồng thời tăng cường hình thành giao lưu tốt đẹp.

  2. Kiếm tra vấn đề bản thân

    Khi đáp án của trẻ có sự sai sót hoặc bố mẹ không cảm thấy hài lòng, không nên một mực trách móc trẻ. Thay vào đó, trước tiên bố mẹ cần kiểm tra lại bản thân xem câu hỏi đưa ra có hợp lý với bối cảnh và tình trạng khi đó hay không. Nếu hy vọng đối thoại với con hiệu quả, cần biết cách đưa ra câu hỏi có tính gợi mở. Còn nếu cần con đưa ra đáp án nhất định, có thể sử dụng câu hỏi dạng khép kín.


    12 yếu tố hình thành nên tính cách của trẻ
    Bài tập giúp tăng độ nhạy cảm thính giác của trẻ


  3. Thận trọng thời gian đặt câu hỏi

    Thời gian đặt câu hỏi cũng cần phải lựa chọn sao cho thích hợp với hòan cảnh và các vấn đề khác. Khi bố mẹ có việc cần xử lý, tốt nhất không nên hỏi han con điều gì. Bố mẹ trong tâm thế đang gấp gáp sẽ cho rằng câu trả lời của con là qua quý lấy lệ, ngắt lời con hoặc suy đóan rồi kết thúc đối thoại. Câu hỏi tính gợi mở có thể tăng cường giao lưu, tốt nhất là khi có đầy đủ thời gian mới tiến hành hỏi.

  4. Chất lượng câu hỏi quan trọng hơn số lượng

    Bố mẹ thông qua quan sát phản ứng của con có thể phán đóan được bản thân đưa ra câu hỏi có hợp lý hay không. Nếu phản ứng của con đơn giản, ngắn gọn mà vô lý, biểu lộ rõ sự không hài lòng, phụ huynh tốt nhất là bỏ qua câu hỏi, cần àm rõ suy nghĩ nội tâm của con. Nếu câu trả lời của trẻ khéo léo, sinh động, bố mẹ có thể tiếp tục hỏi.

  5. Đợi cho con trả lời hết

    Sau khi đặt câu hỏi cho con, ố mẹ cần phải cho con đủ thời gian để tư duy và đưa ra đáp án. Nội dung hỏi, tính cách của trẻ đều ảnh hưởng đến thời gian trẻ cần để đưa ra câu trả lời. Do đó, cần tính tóan thời gian hợp lý chờ đợi là điều phụ huynh nên chuẩn bị.
    Nguồn: Sách “Bồi dưỡng năng lực biểu đạt”.

Đọc thêm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm hay của cha mẹ tại đây.

Leave a Reply