Chấp nhận vô điều kiện một đứa trẻ – Nguồn gốc sự tự tin và gắn kết gia đình

Rất nhiều vấn đề của trẻ khi dậy thì bắt nguồn từ sự thiếu hụt “cảm giác được yêu thương” khi còn nhỏ. Mà cảm giác được yêu thương phần lớn bắt nguồn từ sự chấp nhận vô điều kiện của cha mẹ dành cho trẻ. 

Chấp nhận vô điều kiện là gì?

Chấp nhận đứa trẻ vô điều kiện nghĩa là yêu thương đứa trẻ không vì ngoại hình đẹp, thông minh, có năng khiếu, học giỏi, sẵn sàng giúp đỡ mọi người,… mà đơn giản vì đó là một đứa trẻ đã được sinh ra!

Thực tế đang diễn ra như thế nào?

Nhiều khi cha mẹ nói vói cậu con trai hoặc cô con gái thế này: “Nếu con là đứa trẻ ngoan thì mẹ (bố) sẽ yêu thương con.”

Hoặc: “Đừng có mong mẹ (bố) đối xử tốt nếu con chưa chừa cái thói… (Lười nhác, đánh nhau, nói hỗn), nếu chưa… (vâng lời, học tập tốt, giúp đỡ việc nhà).”

Để ý chúng ta sẽ thấy: các câu phát ngôn đó thông báo thẳng cho đứa bé biết rằng nó được chấp nhận là có điều kiện, rằng mọi người yêu nó (hoặc sẽ yêu) “chỉ khi nếu…”. Chúng thấy hiện tượng này không hề hiếm mà rất phổ biến và có thể nói là một đặc trưng của xã hội. Khi cha mẹ cư xử như vậy với trẻ, lâu dần thái độ đó ăn sâu vào tiềm thức của cả con trẻ.

Nguyên nhân của thái độ định giá đối với con trẻ đang phổ biến rộng rãi trong niềm tin vững chắc rằng khen thưởng và kỷ luật là các phưong tiện giáo dục chủ yếu. Khen con trẻ – nó sẽ làm nhiều việc tốt, phạt nó – sẽ bớt đi điều xấu. Song khốn nỗi: các biện pháp đó đâu phải lúc nào cũng tốt. Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận tác dụng tức thời của việc khen thưởng tới trẻ, nhưng Bé tư duy cũng có thời điểm nhấn mạnh rằng, khen thưởng chỉ là giải pháp tạm thời, đặc biệt tránh dùng vật chất để khen thưởng. Còn giải pháp lâu dài đó là khơi gợi năng lực tiềm tàng và truyền cho trẻ khả năng tự tin vào bản thân mình.

Ai chẳng biết quy luật sau: đứa bé càng bị mắng mỏ nhiều bao nhiêu thì càng hư bấy nhiêu. Tại sao lại như vậy? Là bởi việc dạy dỗ con trẻ hoàn toàn không phải là công việc luyện tập. Cha mẹ tồn tại không phải để luyện cho con trẻ có các phản xạ có điều kiện. Vậy cha mẹ tồn tại để làm gì? Câu trả lời đó là, để tạo ra cuộc sống hạnh phúc nhất cùng trẻ.

Và không phải lúc nào chúng ta cũng để ý tới cách nói năng của mình với con trẻ. Có 1 câu chuyện như sau, chú bé bỏ nhà đi, để lại mấy lời nhắn đừng tìm chú: “Chính mẹ đã nói rằng không có con mẹ thấy thoải mái hơn còn gì.” Thế đấy, chú bé đã hiểu nguyên văn câu nói của người mẹ! Con trẻ chân thật trong tình cảm của chúng và chúng cũng cho mọi lời nói của người lớn là tuyệt đối chân thật. Cha mẹ càng cáu gắt với con nhiều, cấm đoán, phê phán nhiều, con trẻ càng nhanh chóng nhận định rằng: “Bố mẹ không yêu mình”. Các lý lẽ của phụ huynh kiểu: “Đấy là mẹ quan tâm tới con” hoặc “Đấy là vì lợi ích của con” không lọt tai con trẻ. Chính xác hơn, chúng nghe thấy lời nói mà không phải ý nghĩa của câu nói. Chúng có cách tính toán riêng dựa trên xúc cảm của mình. Giọng nói quan trọng hơn lời nói, và nếu giọng nói gay gắt, tức giận hoặc nghiêm nghị thì luôn luôn chỉ có một kết luận: “Bố mẹ không yêu mình, không chấp nhận mình”.


Quy luật hình thành ngôn ngữ ở trẻ – Cách giúp trẻ học ngôn ngữ tại nhà

6 biện pháp ứng phó khi trẻ nói không


Vậy chúng ta nên yêu thương vô điều kiện như thế nào?

Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng nhu cầu đựợc yêu thương là một trong những nhu cầu chủ yếu của con người. Đáp ứng nhu cầu đó là điều kiện cần thiết để con trẻ phát triển bình thường. Nhu cầu này được thỏa mãn nếu bạn cho đứa trẻ biết rằng con quý hóa, con cần thiết, quan trọng đối với bạn, rằng đơn giản con ngoan. Các thông báo đó hiện diện trong ánh mắt niềm nở, những cái vuốt ve âu yếm, những lòi nói thẳng thắn: “Thật tuyệt vời là bố mẹ đã sinh ra con”, “Mẹ thật vui khi nhìn thấy con”, “Bố yêu con lắm”, “Bà thấy thích khi có cháu ở nhà”, “Ông rất vui khi hai ông cháu mình cùng dọn dẹp…”.

Bác sĩ nội khoa nổi tiếng Vitgunhia Xachi khuyên nên ôm đứa trẻ vào lòng vài lần mỗi ngày, bà nói rằng bốn cái ôm ấp đơn giản là để tồn tại, còn muốn có trạng thái sức khỏe tốt thì một ngày phải ôm ấp đứa trẻ không dưới tám lần! Mà chẳng riêng gì con nít, người lớn cũng cần cái đó.

Đối vói đứa trẻ, những dấu hiệu chấp nhận vô điều kiện như vậy đặc biệt cần thiết, tựa như một cơ thể đang lớn được tiếp chất dinh dưỡng. Chúng nuôi dưỡng tình cảm, giúp đứa trẻ phát triển về mặt tâm lý. Nếu đứa trẻ không nhận được những dấu hiệu đó sẽ xuất hiện những trục trặc về xúc cảm, sai trái trong hành vi, thậm chí các bệnh về thần kinh.

Mẹ của một bé gái năm tuổi đã đến gặp bác sĩ vì phất hiện thấy con mình có các biểu hiện rối loạn thần kinh chức năng. Trong một lần trò chuyên, bé hỏi: “Mẹ ơi, trước khỉ có con, chuyện gì đã làm bố mẹ khố chịu nhất?” “Sao con lại hỏi vậy?” – người mẹ ngạc nhiên. “Vì điều khó chịu nhất với bố mẹ bây gỉờ là con mà,” – bé gái trả lời.

Chúng ta thử hình dung thế này: trước khi có kết luận đó, không biết bao nhiêu chục lần, nếu không phải là hàng trăm lần, bé nghe thấy những câu như “Mày không được như vậy”, “Mày hư”, “Ai cũng chán ngấy mày”, “Đúng là của nợ”… Và thế là những cảm xúc ấy đọng thành căn bệnh rối loạn thần kinh chức năng.

Vậy nên, rõ ràng không tình cảm nào có thể so sánh với tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Thế nhưng, trẻ không hiểu được điều đó. Và vì cha mẹ là người cho đi nên cha mẹ cần hiểu và học cách thể hiện tình yêu theo ngôn ngữ của chính trẻ. Đó là ngọn nguồn sức mạnh giúp trẻ hiểu rằng, trẻ được chào đón đến thế giới này.

Tham khảo: Sách “Giao tiếp với trẻ như thế nào?” của IU. B. Gippênraytơ

Leave a Reply