Hãy chú ý đến thời kỳ nhạy cảm của trẻ: Đó là một trợ lực mà tạo hóa ban tặng giúp trẻ thuận lợi trong quá trình phát triển

Thay vì ép trẻ học hành chăm chỉ, điều này không hay bằng cha mẹ cứ kiên nhẫn chờ đợi thời kì nhạy cảm của trẻ đến, để trẻ tự động, tự chủ, tự phát học tập dựa theo sự phát triển tự nhiên của nhu cầu nội tại. Bởi trẻ học như vậy không chỉ nhẹ nhàng, vui vẻ, tự nhiên mà còn đạt hiệu quả hơn gấp bội.

Thời kỳ nhạy cảm của trẻ có những nét đặc biệt gì?

Nhà giáo dục lỗi lạc Maria Montessori từng phát biểu rằng: Những đứa trẻ trải qua thời kì nhạy cảm đang nhận sự chỉ huy từ một mệnh lệnh kỳ diệu trong vô thức, ngay cả tâm hồn bé nhỏ của trẻ cũng nhận được sự khích lệ. Trong quá trình phát triển từ 0-6 tuổi, trẻ chịu sự chi phối của sức sống nội tại, ở một thời khoảng nào đó sẽ chú ý đặc biệt tới những đặc trưng của sự vật trong một môi trường nào đó, đồng thời không ngừng lặp lại những quá trình thực tiễn nhất định. Sau khi thuận lợi vượt qua thời kì nhạy cảm, trí tuệ của trẻ sẽ được nâng cao lên một cấp độ mới.

Thời kì nhạy cảm không chỉ là giai đoạn quan trọng cho việc học hành của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm hồn, tính cách và tư duy. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tôn trọng những hành động mà tạo hóa đã ban tặng cho trẻ, đồng thời đưa ra những biện pháp cần thiết giúp trẻ không bỏ lỡ cơ hội quý giá này.

Đọc thêm: Học theo Montessori, giúp bé cảm nhận không gian.

Các chuyên gia nghiên cứu giáo dục đã quan sát và nghiên cứu thời kỳ nhạy cảm của trẻ từ 0-6 tuổi và tổng kết lại thành 9 giai đoạn quan trọng, bao gồm:

Giai đoạn nhạy cảm về ngôn ngữ.

Giai đoạn nhạy cảm về tính trật tự.

Giai đoạn nhạy cảm về cảm giác.

Giai đoạn nhạy cảm về cảm hứng đối với sự vật.

Giai đoạn nhạy cảm về hành động.

Giai đoạn nhạy cảm đối với những quy phạm xã hội.

Giai đoạn nhạy cảm về chữ viết.

Giai đoạn nhạy cảm về khả năng đọc.

Giai đoạn nhạy cảm về văn hóa.

trẻ nhạy cảm

Ở giai đoạn nhạy cảm, bé đang bắt đầu hào hứng khám phá thế giới

Cha mẹ nên làm gì để coi trọng thời kỳ nhạy cảm của trẻ từ 0-6 tuổi?

Trong cuốn sách “Phương pháp giáo dục Montessori, thời kỳ nhạy cảm của trẻ”, tác giả đã khuyên rằng “Thời kỳ nhạy cảm là một trợ lực mà tự nhiên ban tặng giúp trẻ thuận lợi trong quá trình trưởng thành. Thay vì ép trẻ khó nhọc học hành, chi bằng cha mẹ cứ kiên nhẫn chờ đợi thời kỳ nhạy cảm của trẻ đến, để trẻ tự động, tự chủ, tự phát học tập dựa theo sự hướng dẫn của nhu cầu nội tại. Bởi trẻ học như thế không chỉ nhẹ nhàng, vui vẻ mà còn vui vẻ hơn gấp bội”.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là cha mẹ không làm gì. Tốt nhất, bạn nên tạo cho con một môi trường thích hợp (phong phú các hoạt động tương tác bằng tay, chân và các giác quan, kể cả trò chơi với con số, chữ) và để trẻ tự do trải nghiệm. Từ đó bản năng nội tại sẽ khiến trẻ thích thú, nhạy cảm với một vấn đề gì đó, trẻ sẽ thể hiện sự hào hứng, say mê mà người lớn có thể chú ý để nhận ra. Và nhiệm vụ của cha mẹ vẫn là tiếp tục làm phong phú môi trường trải nghiệm dựa trên những điều mà trẻ thích thú. Có một nguyên tắc đó là giai đoạn 0-3 tuổi hãy cho trẻ trải nghiệm thật nhiều và phát hiện ra điều mà trẻ nhạy cảm, hào hứng nhất. Sau đó giai đoạn 3-6 tuổi tiếp tục giáo dục theo lĩnh vực yêu thích đó.

Đọc thêm: 6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Montessori là gì?

Để coi trọng thời kỳ nhạy cảm của trẻ từ 0-6 tuổi, cha mẹ nên chọn cho trẻ một môi trường tồn tại thích hợp, như những ngôi trường có môi trường giáo dục tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, những giáo viên được đào tạo và có khả năng thấu hiểu hay dùng những giáo cụ Montessori ngay tại nhà để giúp trẻ phát huy tối đa thế mạnh của mình, tận dụng tốt những giai đoạn nhạy cảm để phát triển vượt bậc hơn nữa.

Ngoài ra, trong các giai đoạn nhạy cảm ban đầu có thể bé sẽ lộn xộn một chút, bé sẽ tự dưng sợ sệt những điều “vớ vẩn”, hay về ngôn ngữ có thể bé nói bậy… Trong những trường hợp đó cha mẹ nên hết sức bình tĩnh, đừng “quan trọng hóa vấn đề”, “đừng làm to chuyện”, hãy hiểu rằng đây là lúc bé đang thử nghiệm mọi thứ và tìm hiểu phản ứng của môi trường. Nên mẹ nhẹ nhàng giảng giải, hướng dẫn, nếu không cần thiết thì nên tảng lờ các phản ứng tiêu cực đó đi. Bé sẽ tự hiểu rằng, đó là những điều vớ vẩn và không ai hưởng ứng.

Nghĩa là, cha mẹ nên thấu hiểu cho con, khoan dung với những hành động của trẻ vì “trẻ biết gì mà hư”, bạn cũng cần thường xuyên thể hiện sự yêu thương, cổ vũ, mong đợi… Có như vậy, trẻ mới dựa vào động lực đó để phát triển và hình thành nên một cá thể độc lập, ổn định, hài hòa và lành mạnh.

Đọc thêm: 10 lời khuyên giúp cha mẹ hiểu tâm lý con trẻ.

kẻ nhạy cảm-min

Ba mẹ ơi, chịu khó chút nhé 

Một số gợi ý dành cho cha mẹ để hỗ trợ trẻ tại nhà

Ngay từ khi trẻ mới sinh ra, cha mẹ nên cố gắng làm phong phú thêm ngôn ngữ cho trẻ cũng như tăng cường các kích thích nhẹ nhàng khác. Đây là thời điểm sơ khai mà trẻ hấp thụ bị động. Những tác động đó sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội để bộc lộ giai đoạn nhạy cảm của mình sớm hơn.

Cho con tiếp  xúc với âm nhạc nhẹ nhàng, có tiết tấu phù hợp, bé lớn hơn có thể học chơi nhạc cụ như trống, đàn ghi ta, piano,…Cho bé thỏa sức nghịch ngợm với màu sắc dù bé có vẽ “chẳng ra cái hình thù gì cả” đi nữa.

Giai đoạn bé thích làm việc nhà và thích tự chăm sóc cá nhân như đánh răng, rửa mặt, mặc đồ….(thường từ 2 tuổi trở lên) cha mẹ nên để cho bé thực hiện dù có bừa bộn đi chăng nữa. Hãy khéo léo tạo tạo ra môi trường phù hợp như một chiếc chổi nhỏ vừa sức, 1 cây lau nhà dành riêng cho bé, một bộ dụng cụ bếp núc mini hay chỗ đứng phù hợp trong nhà tắm… Hãy chờ đợi bé tự đi giầy, tự mặc quần. Đừng nóng vội mà ra sức cản trở hay làm thay bé, đó sẽ là hành động cản trở vô cùng thô bạo.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể lựa chọn cho trẻ những quyển sách thích hợp bắt đầu với nhiều hình ảnh đẹp, sinh động, tạo cho trẻ môi trường đọc thật tốt, giúp trẻ hình thành thói quen yêu thích việc đọc sách. Trò chơi với những con số và chữ ở giai đoạn ban đầu này sẽ giúp bé sau này đỡ vất vả hơn với việc học tập.

Ngoài ra, để thể hiện sự coi trọng thời kỳ nhạy cảm của trẻ từ 0-6 tuổi, cha mẹ cũng nên giáo dục trẻ hình thành những lễ nghĩa trong cuộc sống và những phép tắc sinh hoạt đúng đắn, lịch sự. Đồng thời nên bồi dưỡng cho trẻ thói quen cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo và toàn diện.

Hy vọng qua bài viết này, phụ huynh sẽ biết được những gì mình cần làm để coi trọng thời kỳ nhạy cảm của trẻ từ 0-6 tuổi. Trên cơ sở đó, các bậc phụ huynh sẽ  tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển tính cách, tâm hồn cũng như tư duy của trẻ, sẽ nuôi dưỡng được những nhân tài cho tương lai.


Đọc thêm các bài viết được quan tâm tại:

Khám phá về tự học vô thức – Trẻ đang học gì từ người lớn chúng ta.

Nuôi dưỡng trẻ hạnh phúc một cách khoa học.

Khuyến khích trẻ cạnh tranh và đối đầu có phải là phương pháp giáo dục phù hợp cho con bạn.

Leave a Reply