Làm cha, làm mẹ ai cũng yêu thương con cái của mình, tuy nhiên tình yêu thương đó phải được thể hiện đúng cách nhằm mục đích cho trẻ có sự phát triển tốt cả thể chất lẫn tinh thần, và quan trọng nhất là tính cách. Vì vậy các bậc cha mẹ nên biết cách giáo dục đạo đức cho trẻ từ nhỏ như thế nào để định hình sự phát triển tính cách cho trẻ và làm nên tảng cho tương lai sau này.
1. Đạo đức và giáo dục đạo đức là gì?
Đạo đức được hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội để từ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những yêu cầu bên ngoài xã hội thành những yêu cầu bên trong của mỗi người, thành thói quen của người được giáo dục.
Đọc thêm: Có nên áp dung phương pháp giáo dục của người Nhật cho trẻ em Việt Nam.
2. Những giá trị đạo đức cần dạy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Biết tôn trọng mọi người
Bạn không muốn con mình sẽ trở thành kẻ luôn khinh khỉnh với tất cả mọi người. Trẻ nhỏ cần tôn trọng những người lớn tuổi hơn, mọi người xung quanh, kể cả với các bạn bè của mình. Nếu bạn không dạy cho con biết tôn trọng người khác từ sớm thì sẽ khó khăn để điều chỉnh thái độ của trẻ khi lớn lên.
Có tinh thần trách nhiệm
Bạn luôn có thể giao cho bé những nhiệm vụ nho nhỏ và dễ dàng cho con như làm bài tập về nhà mà không cần ba mẹ nhắc hay đánh răng trước khi đi ngủ. Trẻ cần được dạy cách chịu trách nhiệm với những việc mình làm. Tuy nhiên, cũng đừng yêu cầu quá cao với trẻ, như thế sẽ tạo áp lực không tốt cho trẻ.
Luôn trung thực
Điều này là một trong những cách giáo dục đạo đức quan trọng nhất mà bạn cần dạy cho trẻ. Hãy cho trẻ biết rằng mặc dù sự thật có thể “cay đắng” một chút nhưng sẽ luôn được mọi người chấp nhận và đánh giá cao sự thật thà còn nếu nói dối thì có vẻ dễ dàng nhưng bao giờ cũng sẽ bị trừng phạt. Hãy để trẻ hiểu khi trẻ lỡ làm sai điều gì mà thú nhận với cha mẹ thì sẽ không bị đánh đòn hay quát mắng nhưng nếu trẻ nói dối thì bạn sẽ có hình phạt nghiêm khắc cho trẻ để dần hình thành thói quen.
5 quan điểm giáo dục nổi tiếng của người Nhật. |
Lời khuyên của chuyên gia: Cha mẹ nên có thái độ nào đối với việc học hành của trẻ? |
Không lấy đồ của người khác khi không được phép
Đây dường như là thói quen của một số trẻ khi nhỏ, chẳng hạn khi trẻ thích một món đồ chơi nhưng sợ không được cho thế là trẻ giấu mang về nhà luôn. Bạn hãy cho trẻ hiểu việc lấy trộm đồ của người khác là hành vi vi phạm cả về giá trị đạo đức lẫn pháp luật và sẽ bị xử phạt bằng những hành vi rất nghiêm khắc cho dù vật lấy trộm có giá trị rất nhỏ như là cây bút chì, món đồ chơi…
Học cách nói xin lỗi, cảm ơn
Xin lỗi, cảm ơn không chỉ là một giá trị đạo đức mà còn là một phép lịch sự tối thiểu mà trẻ cần được dạy dỗ. Hãy cho trẻ hiểu việc xin lỗi có ý nghĩa thể hiện sự ăn năn, xin được tha thứ khi làm điều sai trái. Và hãy biết nói lời cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ.
Biết phân biệt đúng – sai
Trên tất cả các lĩnh vực mà trẻ được học hỏi hàng ngày, hãy dạy cho trẻ hiểu việc nói dối, giấu giếm là sai và thừa nhận sai phạm của mình là đúng,… dần dần sẽ góp phần phát triển tốt tính cách của trẻ sau này, trẻ sẽ biết đứng về phía cái đúng và chống lại những việc làm sai trái trong cuộc sống.
Không làm người khác bị tổn thương
Hãy nói cho trẻ hiểu thế nào là làm tổn thương người khác, đó có thể là tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, ví dụ như trẻ không nghe lời sẽ khiến bố mẹ cảm thấy buồn hay việc trẻ bắt nạt bạn nhỏ cũng đều là những hành động gây tổn thương cho người khác. Và hãy dạy cho trẻ biết nói lời xin lỗi khi làm người khác tổn thương nữa nhé.
Những quy tắc đạo đức ứng xử này đòi hỏi các ông bố bà mẹ phải kiên trì dạy bảo trẻ từ từ chứ không thể có kết quả trong ngày một, ngày hai được, đặc biệt cách dạy bảo trẻ tốt nhất là động viên, chia sẻ, tâm tình với trẻ để trẻ cảm nhận và thấu hiểu được vấn đề. Mong rằng các bậc cha mẹ sẽ có các biện pháp giáo dục đạo đức tốt nhất cho các con của mình nhé!
Đọc các bài viết được quan tâm của Bé tư duy:
PANT RULES – Quy tắc dạy trẻ về giới tính mà mọi cha mẹ cần biết. |
4 Bước giúp trẻ bình tĩnh. |
5 cách giúp trẻ chủ động trong cuộc sống. |
Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ? |