Cách 1: Tăng cường giao tiếp với trẻ
Thường xuyên giao tiếp với trẻ, trò chuyện với con hàng ngày, cố gắng phát âm chuẩn và biểu đạt chính xác những nội dung muốn nói. Xây dựng cho trẻ một tấm gương tốt, cố gắng hết sức để giảm thiểu những nhân tố bất lợi trong môi trường.
Đọc thêm: Sự so sánh thú vị giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ thông thái.
Cách 2: Dùng ngôn từ chuẩn khi giao tiếp
Không nên hùa theo những nhu cầu trong giai đoạn ngôn ngữ đặc thù của trẻ mà dùng những câu ngắn với những từ ấu trí, những điệp âm xa rời thực tế ngôn ngữ để nói chuyện với trẻ. Nếu như trẻ không thể sống trong một môi trường ngôn ngữ bình thường thì trẻ khó có thể học ngôn ngữ bình thường được. Cứ như vậy, cho đến khi trưởng thành và cho đến lúc đi học, trẻ vẫn giữ thói quen nói những ngôn ngữ ấu trĩ đó, có khả năng chúng sẽ đau khổ và tự ti vì bị cười nhạo. Tất cả trẻ đều phải trải qua giai đoạn phát âm đơn giản, giai đoạn sử dụng từ đơn và sử dụng ngữ pháp thành thục, giai đoạn cú pháp.
- 4 tháng tuổi: trẻ phát hiện ngữ âm xuất phát từ miệng, chuyên tâm quan sát động tác ở miệng.
- 6 tháng tuổi: bắt đầu phát ra những âm tiết đơn giản.
- 10 tháng tuổi: biết được rằng những âm thanh nghe được là có ý nghĩa.
- 12 tháng tuổi: bắt đầu nói có ý thức.
- 18 tháng tuổi: phát hiện ra rằng mỗi một đồ vật đều có tên gọi, bắt đầu tích cực học danh từ, đồgn thời biểu đạt ý muốn của bản thân bằng cách tự tổ chức sắp xếp các danh từ. Sự phát triển đột phá về ngôn ngữ sẽ kéo dài cho đến khi trẻ 2 tuổi.
- 2 tuổi là ranh giới phân biệt loai hình tâm lý con người, cũng là thời kỳ bắt đầu tổ chức ngôn ngữ. Nó tiếp tục kéo dài cho đến khoảng 6 tuổi, trong khoảng thời gian này, trẻ học được rất nhiều từ mới, đồng thời học được ngữ pháp và cú pháp tiếng nói dân tộc mình
Cách 3: Kể chuyện trước giờ đi ngủ
- Mỗi tuần chuẩn bị một câu chuyện, kể một cách trôi chảy
- Trước khi trẻ đi ngủ, kể cho trẻ nghe, điều chỉnh ngữ điệu và âm lượng, cố gắng thu hút sự chú ý của trẻ.
- Sau khi kể xong, cùng thảo luận với trẻ về ý nghĩ của câu chuyện, đồng thời nếu như trẻ có yêu cầu thì có thể kể lại một đoạn nào đó.
- Sau nhiều lần kể đi kể đi kể lại một câu chuyện, có thể cố tình bỏ sót một vài tình tiết trong khi kể để kiểm tra trí nhớ của trẻ.
- Khích lệ trẻ bổ sung những tình tiết bị bỏ sót.
4 kỹ năng mềm cần thiết cho trẻ mầm non – Học từ doanh nhân nhí Bảo Ngọc. |
9 loại trí thông minh của trẻ. |
Cách 4: Dạy ngôn ngữ dựa theo hứng thú của trẻ
- Hãy cứ căn cứ vào sự thay đổi hứng thú của trẻ mà dạy cho trẻ những điều chúng muốn biết.
- Đối với trẻ dưới 3 tuổi, căn bản là không dạy được chúng. Trẻ sẽ dùng năng lực tâm lý bẩm sinh để tiếp thu, học tập, việc mà cha mẹ cần làm là tạo cho trẻ một môi trường thích hợp.
- Đối với trẻ 3-6 tuổi, chúng ta cũng không thể dùng những thuyết giáo và quy phạm để bắt trẻ học được. Não của trẻ chỉ tuân theo những hứng thú chỉ đạo của bản thân trẻ mà thôi. Do đó, xây dựng bối cảnh, kích thích sự hiếu kì của trẻ chính là cách duy nhất để dẫn dắt trẻ đi vào kế hoạch học tập của chúng ta.
Lưu ý:
- Những biển tên đường, hoặc logo cửa hàng có thể gợi mở cảm hứng học chữ của trẻ;
- Đi mua đồ cùng mẹ, đặc biệt là mua đồ cho trẻ sẽ kích thích hứng thú tính toán của trẻ;
- Nhạc sống sẽ kích thích hứng thú học nhạc cụ;
- Xem triển lãm hội họa sẽ kích thích cảm hứng vẽ tranh;
- Những động vật đi hoạc bò một cách chậm chạp càng thu hút sự chú ý quan sát của trẻ;
- Thực vật trẻ có thể nếm thử sẽ càng kích thích hứng thú quan sát và vun trồng;
- Thi đua cùng các bạn sẽ kích thích hứng thú với các loại vận động….
Đọc thêm: Trẻ bị ám ảnh về mặt tâm lý cần được tấu hiểu và giúp đỡ.
Cách 5: Cách dạy từ vựng
- Dạy cho trẻ biết tên gọi chính xác của đồ vật, đợi đến sau khi trẻ có được khả năng lí giải nhất định (khoảng 4 tuổi) thì mới giảng giải cho trẻ nghe những tên gọi khác của đồ vật.
- Dùng một cách phát âm chuẩn để gọi tên của đồ vật và những từ vựng có liên quan khác, trong những trường hợcp bạn còn chưa chắc thì cần tra từ điển.
- Lặp lại nhiều lần, dẫu bạn phát hiện ra rằng, đôi lúc trẻ có thể ghi nhớ một từ rất nhanh, nhưng đó chỉ là tạm thời, đã có chuyên gia từng thống kê rằng, nếu như muốn trẻ ghi nhớ mãi mãi một từ nào đó, cần lặp lại từ đó 28 lần và thậm chí nhiều hơn thế nữa.
(Nguồn: Cẩm nang nuôi dạy con theo phương pháp Montessori – Quốc Tú Hoa dịch – NXB Phụ nữ)