Trẻ nhỏ khi bắt đầu đi học cấp 1 sẽ có những vấn đề riêng của chúng, các mối quan hệ bạn bè mở rộng cũng nảy sinh mâu thuẫn khi vui chơi. Điều khiến nhiều bố mẹ lo lắng và đau đầu có lẽ là việc trẻ thường xuyên bị bắt nạt ở trường. Đứng trước vấn đề này, bố mẹ nên dạy trẻ những kỹ năng xử lý và phản kháng phù hợp khi bị bắt nạt. Và ngay sau đây hãy cùng mình tìm hiểu một số phương pháp dạy trẻ hiệu quả nhé!
-
Những dấu hiệu để nhận biết trẻ bị bắt nạt
Xuất hiện vết thâm, bầm tím, trầy xước trên cơ thể.
Trẻ trở nên nhút nhát, sợ hãi khi đến trường và không muốn đến trường.
Nếu trẻ bị bắt nạt thường xuyên sẽ dẫn đến việc biếng ăn, hay khóc, cơ thể suy nhược, thậm chí bị trầm cảm, thu mình và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Trẻ có thể tự hay do dự, muốn được tâm sự kể chuyện với cha mẹ, thường xuyên lơ đãng, mất tập trung, có cảm giác lo âu.
Đọc thêm:8 cách giúp trẻ tiểu học giải tỏa căng thẳng trong học tập.
-
Cách dạy trẻ phòng tránh khi bị bắt nạt ở trường
Ngay sau khi biết được những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt, bố mẹ cần: Tâm sự và hỏi trẻ về việc bị bắt nạt như thế nào, nhẹ nhàng để trẻ có thể bình tĩnh kể lại mọi chuyện. Bố mẹ nên tâm sự thường xuyên và giúp con tự tin khi đứng trước người bắt nạt và cách xử lý các tình huống như sau:
-
Dạy trẻ xử lý trong tình huống cụ thể:
Dạy trẻ bình tĩnh, cương quyết, tự tin về bản thân, không nên sợ hãi nếu bị bạn bắt nạt.
Dạy trẻ phát biểu quan điểm của mình khi bị trêu chọc, bắt nạt như: nhìn thẳng vào họ và dõng dạc yêu cầu các bạn không trêu mình.
Dạy trẻ tránh xa và không chơi với bạn xấu: Hãy cho trẻ biết những bạn hay bắt nạt bạn khác là không tốt và trẻ phải tránh xa.
Dạy trẻ một số câu nói khi bị bắt nạt như: “ Đừng đánh mình, nếu không mình sẽ mách với cô giáo và bố mẹ”, và ngay lập tức báo với cô giáo nếu các bạn vẫn tiếp tục bắt nạt trẻ.
Đọc thêm: Nuôi dưỡng trẻ hạnh phúc một cách khoa học.
-
Giúp trẻ hoàn thiện cá tính và dễ hòa đồng với các bạn:
Dạy trẻ chọn bạn mà chơi thích hợp với tính cách của mình, điều này sẽ giúp trẻ tìm được những người bạn tốt thực sự và cũng hạn chế việc trẻ bị bắt nạt ở trường.
Xây dựng các mối quan hệ tốt thông qua các hoạt động vui chơi tại trường hay tại nhà. Các trò chơi tập thể giúp trẻ không còn đơn độc và lẻ loi khi tới trường.
Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao năng động, hoặc cho trẻ tham gia lớp học võ để học cách tự kiềm chế, tự tin vào bản thân cũng như tự phòng vệ chính đáng và có một thể lực tốt hơn nữa.
Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể, tới nơi công cộng để mạnh dạn hơn khi tiếp xúc, bắt đầu ở môi trường mới tốt hơn.
-
Không dạy trẻ im lặng nhưng cũng hạn chế dùng bạo lực đáp trả:
Không dạy trẻ im lặng, chịu đựng khi bị bắt nạt vì chỉ khiến trẻ sự hãi hoặc có những phản kháng không phù hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng cho trẻ và người khác.
Không dạy trẻ dùng bạo lực để đáp trả vì chúng không giải quyết được tận gốc vấn đề mà thậm chí còn nảy sinh mâu thuẫn thêm và trầm trọng hơn. Hoặc có thể khiến trẻ xô xát mạnh hơn với bạn bắt nạt dẫn đến những hậu quả không như mong muốn.
Không nên cho trẻ chuyển trường, lớp ngay nếu bị bắt nạt vì nó giống như 1 cuộc trốn chạy.
Cuối cùng, bố mẹ hãy kịp thời tìm hiểu vấn đề mà con gặp phải và xử lý thật hợp lý, thỏa đáng. Bố mẹ nên nhớ một phần vấn đề con bị bắt nạt là ở chính con mình. Vì vậy, hãy giúp trẻ tìm ra nguyên nhân, điểm yếu của trẻ và giúp trẻ hoàn thiện bản thân, dạy trẻ cách xử lý với vấn đề này, giúp trẻ dũng cảm bảo vệ mình.
Việc bị bắt nạt rõ ràng không hề dễ chịu gì nhất là đối với trẻ. Nhìn con bị bắt nạt, bố mẹ nào mà không xót xa và lo lắng. Tuy nhiên, bố mẹ hãy là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho trẻ, hãy đồng hành cùng trẻ và hỗ trợ trẻ giải quyết các vấn đề, tạo cho trẻ niềm tin để có mối quan hệ tốt với bạn bè và có điều kiện phát triển toàn diện hơn nhé!
Các bài viết được quan tâm:
Tìm hiểu về chứng nghiện vật chất ở trẻ nhỏ.
8 cách giúp trẻ 3-6 tuổi rèn luyện kỹ năng vận động tổng thể.