Làm cách nào để dạy trẻ thái độ sống tích cực?

Một trong những điều tốt đẹp nhất mà cha mẹ có thể trao cho trẻ là giúp cho tư duy của trẻ nhận thức và có được thái độ tích cực với cuộc sống. Cha mẹ sẽ cảm thấy tự tin, hài lòng vì trẻ đã được trang bị đầy đủ để vượt qua những khó khăn và thử thách. Giúp trẻ trở có thái độ sống tích cực là một bước để chuẩn bị cho trẻ có một tương lai vững chắc.

1. Thái độ sống tích cực là gì?

Thái độ sống tích cực là thái độ sống luôn nhìn, cảm nhận mặt tích cực của cuộc sống qua lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ. Lạc quan là tràn đầy hi vọng, có niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống và tự tin giải quyết những tình huống. Lạc quan ở trẻ là suy nghĩ tích cực trong tư duy của trẻ.

Người có thái độ sống tích cực là người luôn cảm nhận được mặt tích cực của cuộc sống, nhưng không phải lúc nào họ cũng “lạc quan hóa” vấn đề, mà đơn giản hóa vấn đề và tìm cách giải quyết chúng, chứ không phải là né tránh, ngụy biện hay tự ảo tưởng hóa bản thân về nó.

Luôn nhìn về mặt tươi sáng sẽ giúp chúng ta vượt qua được mọi thách thức và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

Tìm hiểu thêm: Giúp trẻ nhỏ học về đạo đức qua 4 thói quen tốt hàng ngày.

thái độ sống tích cực

2. Dạy trẻ thái độ sống tích cực như thế nào?

Một số trẻ được sinh ra với tính khí vui vẻ và có năng lực giúp bản thân trẻ có thể vượt qua được thử thách và giải quyết vấn đề. Những trẻ khác có thể rất khó khăn để vượt qua, thường mong đợi điều tồi tệ nhất xảy ra.

Thông thường, mỗi lần trẻ đạt được một điều gì đó mà trẻ đã đặt mục tiêu, trẻ bắt đầu có niềm tin rằng trẻ có thể tiếp tục cố gắng và đạt được nhiều thành tích hơn nữa và khi trẻ tự nói với chính mình rằng trẻ có thể làm được nhiều điều hơn nữa thì trẻ có thể sẽ đạt được nhiều thành công hơn.

Không những thế, cách người lớn suy nghĩ và nói về những trải nghiệm của họ có tác động rất lớn đến việc hình thành niềm tin ở trẻ về việc tại sao thành công hoặc thất bại có thể xảy ra. Vậy cha mẹ nên dạy trẻ thái độ sống tích cực như thế nào?

  • Cha mẹ hãy trở thành một hình mẫu lý tưởng – hãy để trẻ nghe thấy làm thế nào bạn làm cho tình huống có ý nghĩa khi nghe bạn độc thoại và sẻ chia những suy nghĩ tích cực của bạn với trẻ. 
  • Cha mẹ hãy diễn đạt lại những gì trẻ nói bằng cách sử dụng những từ khác để nói lại làm cho tình huống trở nên tích cực hơn. Những từ có ý nghĩa giúp tư duy của trẻ trở nên tích cực như: có lẽ, đôi khi, có khả năng, thông thường,…
  • Hãy kể những câu chuyện về bản thân bạn đã vượt qua những khó khăn, gian khổ hay dùng những câu chuyện hoặc video để truyền cảm hứng cho trẻ.
  • Cho trẻ những lời động viên, khích lệ giúp trẻ nhìn nhận được suy nghĩ nào là tiêu cực và tích cực và hãy nhấn mạnh vào suy nghĩ tích cực.
  • Hãy nhớ và nói cho trẻ nghe những câu nói kinh điển về thái độ tích cực như: “Nếu lúc đầu bạn chưa thành công – hãy cố gắng, tiếp tục cố gắng”. “Không có trong đầu những từ như không thể”,“Trong cái rủi có cái may”
  • Thu hút sự chú ý của trẻ đến truyền thông và những nhân vật lạc quan hay những người đã vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. 

 

Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?
Năng khiếu có di truyền hay không?

Cha mẹ hãy nhớ rằng:

Dạy trẻ cách hình thành cách nhìn lạc quan không tốn kém bất cứ thứ gì nhưng là bảo hiểm suốt đời cho tương lai của trẻ.

Cứ mỗi lần trẻ đạt được một mục tiêu nào đó đã đặt ra để làm, trẻ bắt đầu có niềm tin rằng trẻ có thể đạt được nhiều thành tích hơn nữa.

Hãy nhớ trẻ càng lạc quan thì trẻ càng thành công hơn và có định hướng cho tương lai, để kết bạn và học hỏi ở trường học. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên biết cách dạy thái độ sống tích cực cho trẻ ngay từ nhỏ để hình thành ngay trong tư duy của trẻ những niềm tin tươi sáng, sự lạc quan và khả năng vượt qua khó khăn để thành công trong tương lai các bạn nhé!

Leave a Reply