Lòng biết ơn, lòng dũng cảm và thái độ tôn trọng là các giá trị sống cốt lõi của mỗi con người. Lòng biết ơn bắt đầu từ việc dạy trẻ biết cảm ơn khi được nhận.
Để trẻ trở thành con người có ý thức và trách nhiệm thì việc dạy cho trẻ những bài học đạo đức ngay từ khi còn nhỏ là điều rất cần thiết. Bài học đạo đức cơ bản mà cha mẹ nhất định phải giáo dục trẻ đó chính là lòng biết ơn. Hãy áp dụng những cách giáo dục lòng biết ơn hiệu quả cho trẻ được chia sẻ ở bài viết này.
- Cha mẹ hãy chia sẻ với trẻ những khó khăn trong cuộc sống
Dù còn nhỏ tuổi nhưng trẻ em rất nhạy cảm, tuy chưa thể biết cách ứng xử thích hợp nhưng chúng có thể cảm nhận và thấu hiểu được những vấn đề mà cha mẹ có thể gặp phải. Vì vậy, cha mẹ hãy chia sẻ với trẻ những vất vả mà mình gặp phải cho trẻ. Tùy độ tuổi của trẻ để cha mẹ lựa chọn những vấn đề tâm sự thích hợp. Khi trẻ hiểu được những khó khăn, vất vả của cha mẹ thì chúng sẽ thấy yêu thương, trân trọng và quý những gì mà cha mẹ đem lại cho chúng bằng chính công sức, mồ hôi của mình.
Đọc thêm: Những trạng thái tâm lý bất thường của trẻ 1-4 tuổi.
- Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ trong việc thể hiện lòng biết ơn
Cách ứng xử của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đạo đức, ứng xử của trẻ sau này. Vì vậy muốn trẻ có lòng biết ơn thì cha mẹ cần phải là tấm gương cho con học tập. Cha mẹ phải thể hiện lòng biết ơn với những người xung quanh như: ông, bà,… khi được giúp đỡ hãy thường xuyên nói lời cảm ơn. Nghe được những lời đó từ cha, mẹ thì trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn và tự giác thể hiện nó trong cuộc sống.
Kể cho trẻ nghe những tấm gương nghĩa tình, tiếp xúc với những người sống tình cảm, trọng tình nghĩa, đọc cho trẻ nghe những cuốn sách đề cao lòng biết ơn… để trẻ có thể học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích.
Đọc thêm: 10 lời khuyên cho cha mẹ hiểu tâm lý con trẻ.
(Nguồn ảnh: Sưu tầm)
- Hãy tạo cơ hội được bày tỏ lòng biết ơn cho trẻ
Theo các chuyên gia tâm lý thì việc giáo dục trẻ lòng biết ơn không chỉ dừng ở việc dạy lý thuyết suông mà cách giáo dục hiệu quả nhất là tạo cơ hội cho trẻ thể hiện nó.
- Cha mẹ nên để cho trẻ tự làm một số công việc trong khả năng để phụ giúp cha mẹ như chăm sóc cá nhân, làm việc nhà.
- Thường xuyên khuyến khích con thăm hỏi ông bà, quan tâm khi người thân mệt mỏi, ốm đau,…
- Bên cạnh đó, thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động tình nghĩa, nhân đạo, từ thiện nho nhỏ để con hiểu rằng cho đi cũng là một cách để thể hiện sự biết ơn với những điều tốt đẹp mà trẻ được nhận trong cuộc sống.
- Viết nhật ký là một thói quen tốt mà cha mẹ có thể rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ. Cha mẹ hãy giúp trẻ tạo một cuốn nhật ký ghi lại những sự kiện quan trọng xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Trong cuốn nhật ký đó nên để trẻ ghi lại những việc có ý nghĩa mà người khác đã làm cho trẻ,…
- Cha mẹ có thể khuyến khích con làm những tấm thiệp nhỏ để cảm ơn ai đó khi nhận được sự giúp đỡ. Những điều nhỏ bé này sẽ có giá trị lớn trong việc đặt nền móng cho trẻ phát triển được lòng biết ơn.
Giáo dục lòng biết ơn cho trẻ hiệu quả nhất chính là kết hợp giữa các phương pháp của cha mẹ và sự trải nghiệm của chính bản thân trẻ. Quá trình này phải được thực hiện thường xuyên để nó trở thành một thói quen tốt cho trẻ.
Đọc thêm: Khám phá tư duy của trẻ.