Những trạng thái tâm lý “bất thường” rất “bình thường” ở trẻ trong giai đoạn nhạy cảm

Hãy để bé được thỏa nguyện, bởi lúc đó bé đang học hỏi và khám phá xung quanh theo cách riêng của mình… chỉ cần cha mẹ đảm bảo an tòan cho bé và tạo ra các môi trường thích hợp cho bé khám phá là đủ.

Thời kỳ nhạy cảm về khả năng quan sát của trẻ: Những trạng thái tâm lý “bất thường” rất “bình thường”

Cậu con trai 2 tuổi rưỡi của tôi đợt này bộc phát những đức tính rất kỳ lạ. Từ trước giờ bé rất thích chơi ô tô nhưng bé chỉ ấn tượng duy nhất với một chiếc ô tô xanh nhỏ xíu bằng đầu ngón tay. Bé cũng rất ham mê chơi khủng long nên tôi giúp bé sưu tầm khá nhiều chú khủng long xinh xắn, ấy vậy mà bé chỉ thích duy nhất một con khủng long miệng rộng tòan răng là răng mà hôm trước xin được của anh họ. Thế là, dù đang làm gì tự dưng nhớ ra món đồ chơi ưa thích là y rằng bé mếu máo “ô tô, khủng long”, chỉ cần nghe vậy người lớn sẽ biết ngay bé cần món đồ gì.

Đỉnh điểm hơn nữa là bé luôn ôm 2 món đồ này đi ngủ, nửa đêm nếu bất ngờ tỉnh dậy bé sẽ quờ quạng tay chân và mếu máo trong khi mắt vẫn nhắm nghiền. Chỉ khi tôi đặt vào tay bé đủ 2 món đồ ưa thích bé mới chịu nằm yên. Ban đầu, tôi rất trăn trở suy nghĩ về vấn đề này, tôi không khỏi lo ngại khi nghĩ rằng bé gặp vấn đề gì đó về tâm lý. Nhưng đến khi đọc được cuốn sách “Thời kỳ nhạy cảm của trẻ – Phương pháp Montessori” tôi mới tạm yên tâm khi thấy bà lý giải rất cặn kẽ sự phát triển tâm lý “bất thường” rất “bình thường” này.

Đọc thêm: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng tới tư duy của trẻ như thế nào?

be_va_dong_vat_giadinhonlinevn-3-2315

Nếu bạn có con trong độ tuổi 1-4 có lẽ bạn sẽ thường xuyên đối diện với các vấn đề sau đây

  • Có những thời điểm bé nhà bạn sẽ đặc biệt thích một đồ vật nào đó đến nỗi suốt ngày mang theo.
  • Có những khi bé lại thích nhìn những con vật bé xíu như con kiến, con sâu, con ốc sên. Có những lúc bé lại thích ngửi mùi hương của những bông hoa, nhìn ngắm chiếc lá vàng….
  • Bé thích nhặt những đồ mà bố mẹ bỏ đi như giấy vụn, khuy áo và luôn kiên nhẫn nhặt những mảnh vụn nhỏ xíu vương trên sàn hay trong vườn… Bé giống như một nhà sưu tầm

Montessori gọi hiện tượng này là thời kỳ nhạy cảm với những sự vật nhỏ bé xung quanh của trẻ, thời kỳ này thường kéo dài từ 1,5 tuổi cho tới 4 tuổi. Hành động say mê khám phá những sự vật nhỏ bé trong môi trường bé sống không hề đơn giản như tôi và bạn vẫn nghĩ, ẩn sâu đó là cả một quá trình bé học cách sử dụng các giác quan của mình để bồi dưỡng sự nhạy bén với thế giới xung quanh. Đó đích thực là một quá trình học hỏi vô cùng giá trị.

Đọc thêm: Tìm hiểu về cá tính của trẻ và cách hỗ trợ trẻ tốt nhất.

20161110103603_72587

Vậy, phụ huynh chúng ta nên làm gì?

Tôi và nhiều phụ huynh khác vẫn thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm là để trẻ tự do và bỏ mặc. Lắm lúc bận quá tôi nghĩ cứ kệ con thích làm gì làm “chắc là không sao đâu, có sao thì bé đã kêu rồi”, nghĩ rằng đó là cách khiến trẻ được tự do và thỏai mái làm điều mình thích. Thế nhưng tôi đã nhầm, đó không phải là cách tốt nhất để giúp bé có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình bởi vì đây là thời kỳ tốt nhất để bồi dưỡng khả năng quan sát của trẻ. Tiến sĩ Maria Montessori sau nhiều năm quan sát trẻ em đã đưa ra lời khuyên như sau:

Hiểu về hành vi của trẻ và khoan dung cho trẻ

Cha mẹ chúng ta không nên coi những hành động đó là “vớ vẩn” thậm chí là cản trở trẻ quan sát, nhìn ngắm những thứ mà chúng muốn. Điều quan trọng hơn nữa là bạn đừng ép buộc trẻ dừng lại hoặc chuyển sang xem xét những thứ khác mà “bạn nghĩ” sẽ tốt hơn cho trẻ. Điều này sẽ khiến cản trở sự phát triển năng lực nhận thức và tư duy của trẻ.

Tạo ra môi trường phong phú hơn cho trẻ thỏa sức khám phá

Hãy cho bé tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi thân thiện (đừng coi thiết bị điện tử là một loai đồ chơi thân thiện), thường xuyên cho bé ra ngoài đi dạo, tiếp xúc với con vật, thiên nhiên, vui chơi với cộng đồng để bé lien tục được quan sát, học hỏi…

Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển sơ khai này cha mẹ nên cho bé chơi với thiên nhiên càng nhiều càng tốt, để bé được chạm chân lên cỏ, hứng giọt nước mưa rơi, nhặt lá rụng, chơi với những viên sỏi nhỏ li ti… Qua đó trẻ không những được quan sát, học hỏi, phân biệt mà còn có được một tâm hồn hài hòa, thân thiện và dễ chịu.

Đọc thêm: Nuôi dưỡng trẻ hạnh phúc một cách khoa học.

Sáng tạo ra các trò chơi tại nhà

Bố mẹ có thể tạo ra các trò chơi tại nhà như: Cắt dán giấy thủ công, xếp hình, gấp giấy, bàn quan sát…Qua đó giúp củng cố thêm khả năng quan sát của mình.

Thú thật, trước khi tìm hiểu về những giai đoạn nhạy cảm của trẻ tôi đã có những sự can thiệp được coi là “thô bạo” tới bé, giờ hiểu ra rồi tôi cảm thấy bản thân mình tự tin hơn để đồng hành cùng con trong những tháng ngày đáng nhớ như thế này. Hy vọng những thông tin sơ lược trong bài viết cũng sẽ giúp ích gì cho bạn, những người đang học làm cha mẹ.

Mẹ BoKem.


Đọc thêm các bài viết về Montessori:

Học theo Montessori: Giúp bé có cảm giác về không gian.

Học theo Montessori: 3 bước giới thiệu từ vưng jcho trẻ.

6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori là gì?

Những sự nhạy cảm đầy sức sống trong những năm đầu đời của trẻ.

 

 

 

Leave a Reply