Quá trình hình thành tư duy của trẻ em qua việc kích thích não bộ

Có nhận định cho rằng, giai đoạn 0-8 tuổi chính là thời điểm thích hợp nhất để kích thích não bộ trẻ em, qua đó hình thành và phát triển kĩ năng tư duy của trẻ. Liệu có đúng như vậy? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

–> Tìm hiểu thêm: BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ.

Giai đoạn từ 0-2 tuổi

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy buồn chán vì thời gian biểu hàng ngày của một em bé sơ sinh đến 24 tháng chỉ xoay quanh ăn – ngủ – chơi, nhưng bạn biết không, chính những hoạt động lặp đi lặp lại đó lại vô thức kích thích não bộ trẻ em. Nói theo ngôn ngữ khoa học, đó là khi các tế bào thần kinh được kích hoạt liên tục và dẫn truyền tới nhau làm khơi dậy bản năng của trẻ. Qua đó, giúp trẻ tiếp thu vốn từ một cách tự nhiên và rèn luyện trí nhớ. Khi đó, nền tảng tư duy của trẻ đã được đặt những viên gạch đầu tiên.
phat trien tu duy cho tre 1
–> Tìm hiểu thêm: SÁCH TRUYỆN HAY CHO BÉ.

Giai đoạn từ 2-6 tuổi

Ở độ tuổi này, những hành động mang tính bản năng của trẻ dần thay bằng các phản xạ có điều kiện. Trẻ bắt đầu học cách điều khiển não bộ, tìm tòi những điều mới lạ xung quanh mình. Bước vào tuổi đi học mẫu giáo, trẻ không còn ở trong vòng tay che chở của bố mẹ và phải học cách thích nghi với môi trường mới. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những đứa trẻ thường xuyên được giao tiếp, đi chơi, tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ nghịch ngợm, năng động hơn những bạn cùng trang lứa nhưng ít được ra khỏi nhà, bố mẹ bận rộn hoặc phụ thuộc vào đồ chơi công nghệ. Sự tương tác cần thiết từ cha mẹ, người thân và thầy cô đóng vai trò quan trọng để kích thích não bộ trẻ em, khuyến khích năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của trẻ.
phat trien tu duy cho tre 2
–> Đọc thêm: THƠ HAY CHO BÉ.

Giai đoạn từ 6-8 tuổi

Nhìn kìa, mới ngày nào con còn là em bé nằm trong vòng tay bạn, chập chững những bước đi đầu tiên, bi bô gọi bố gọi mẹ, nay đã ra dáng một thanh niên sắp bước vào lớp Một. Kích thước não của trẻ đã hoàn thiện đến 80% so với một người trưởng thành. Lúc này, trẻ đứng trước ranh giới giữa bậc mầm non và tiểu học, nhận thức được sự trưởng thành và có nhu cầu thể hiện bản thân. Những hoạt động như vẽ tranh, xếp hình Lego, các trò chơi giữ thăng bằng, câu hỏi đố vui… mang lại lợi ích vô cùng to lớn trong việc nuôi dưỡng khả năng tư duy của trẻ. Đứa trẻ có năng lực tư duy tốt sẽ có cơ hội đạt được thành tích cao trong học tập, mở rộng cánh cửa tương lai.
Bố mẹ nào cũng mong con thông minh và thành công trong cuộc sống, nhưng muốn đạt được điều đó cần cả một quá trình dài để chau dồi vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Hãy bắt đầu từ việc quan tâm tới con mỗi ngày, lắng nghe và dạy con phương pháp tư duy tích cực ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn vàng từ 0-8 tuổi. Kích thích não bộ trẻ em đúng cách sẽ đánh thức năng lực tiềm ẩn bên trong con người trẻ, nhanh chóng hòa nhập với thế giới và tạo bước đà chinh phục những nguồn tri thức.

Leave a Reply