Các chuyên gia giáo dục đã nghiên cứu và khẳng định, một trong các rối loạn tâm thần mà trẻ em có thể gặp phải đó là chứng “nghiện vật chất”. Và đó là hậu quả của thói quen quá coi trọng vật chất trong cuộc sống của trẻ hàng ngày.
Hiện nay có rất nhiều cha mẹ luôn mang những phần thưởng là vật chất để khích lệ con trẻ. Lâu dần việc con cố gắng để làm tốt việc gì thì mục đích cuối cùng cũng chỉ là để nhận phần thưởng là vật chất mà mình mong muốn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng nghiện vật chất ở trẻ nhỏ và cách xử lý.
Đọc thêm: 8 cách giúp trẻ 3-6 tuổi rèn luyện kỹ năng vận động tổng thể.
-
Nguyên nhân và hậu quả của chứng nghiện vật chất ở trẻ nhỏ
Phần lớn trẻ mắc chứng nghiện vật chất chủ yếu do cách giáo dục của cha mẹ. Có thể do vô tình cha mẹ thường khích lệ con làm một việc gì đó bằng việc trao đổi 1 vật chất cụ thể mà con muốn. Việc trao đổi lặp lại nhiều lần khiến trẻ tin rằng chỉ cần cố gắng làm một việc gì đấy theo cha mẹ là con sẽ nhận được một phần thưởng vật chất như yêu cầu. Việc con làm chủ yếu là vì nhu cầu vật chất mình mong muốn chứ không xuất phát từ sự tự nguyện làm việc để mang lại niềm vui sự thích thú cho con.
Chứng nghiện vật chất này của trẻ nếu không được can thiệp kịp thời, khi trưởng thành trẻ sẽ có thể bất chấp làm bất cứ việc gì miễn sao mình có được vật chất mà bản thân mong muốn. Trẻ hoàn toàn chỉ quan tâm tới lợi ích của bản thân mà hoàn toàn không quan tâm tới lợi ích cũng như quyền lợi của người xung quanh. Và về lâu về dài, trẻ sẽ không đạt được một cuộc sống thành công và hạnh phúc.
Cũng có rất nhiều phụ huynh lại suy nghĩ rằng, đó là cách giúp cho trẻ biết về giá trị của đồng tiền càng sớm càng tốt. Thế nhưng thực tế, trẻ không thể biết được giá trị của đồng tiền nếu chúng chỉ biết nhận từ người khác, đặc biệt là người thân. Đó mới chỉ là một mặt của đồng tiền. Không những vậy, nếu cha mẹ làm không khéo, trẻ sẽ hình thành thói quen đòi hỏi.
Ngoài ra, rất nhiều cha mẹ Việt Nam học người Do Thái cách trả tiền cho trẻ làm việc nhà, họ nghĩ rằng điều này khiến trẻ quen với việc lao động và hiểu giá trị của lao động. Tuy nhiên, việc đó chỉ đúng chứ chưa đủ, trong cách dạy tài chính của người Do Thái, họ yêu cầu trẻ phải tự quản lý cả thu và chi tiền cho các vấn đề của bản thân mình chứ không phải chỉ lấy tiền đi mua đồ chơi hay kẹo bánh. Đó là mặt mà cha mẹ Việt chưa làm được và một phần gây ra chứng nghiện vật chất ở trẻ nhỏ.
Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.
-
Cách xử lý chứng nghiện vật chất ở trẻ nhỏ
Thực ra, tất cả con người, ngoài việc ham mê vật chất thì chúng ta còn có những mong muốn như muốn được công nhận, khen ngợi. Vì thế, không nên và không phải lúc nào cũng cần phải lấy vật chất ra để làm phần thưởng.
Để có thể giúp con từ từ loại bỏ được chứng nghiện vật chất này, cha mẹ hãy dành cho con những phần thưởng về mặt tinh thần nhiều hơn là về mặt vật chất. Khi con làm tốt bất kỳ việc gì thay vì trao đổi vật chất với con, cha mẹ nên biểu dương, khen ngợi và vui mừng chia sẻ cùng con để con biết việc mình làm không những mang lại niềm vui cho bản thân mà còn mang lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Từ đó còn sẽ có khái niệm và khao khát hoàn thiện bản thân nhiều hơn không những vì bản thân mà còn vì cha mẹ.
Với những trẻ đã hình thành thói quen nghiện vật chất cha mẹ hãy dừng hẳn việc lấy vật chất ra để trao đổi, khuyến khích con học tập. Thay vào đó cha mẹ hãy cùng con trò chuyện, vui chơi cùng con. Làm sao để con hiểu rằng việc học là tốt cho bản thân con chứ không phải là học chỉ để nhận phần thưởng từ cha mẹ. Lưu ý trong việc này cha mẹ cần nhẹ nhàng tìm hiểu nắm bắt tâm lý con, giúp con hiểu thông qua những hoạt động hàng ngày, tránh cằn nhằn hay quát mắng, to tiếng với con sẽ tạo nên áp lực căng thẳng cho con.
Trên đây là một số thông tin về chứng nghiện vật chất ở trẻ nhỏ và cách xử lý tốt nhất cho trẻ. Hi vọng cha mẹ có thể giúp con từ bỏ thói quen không tốt này để đảm bảo trong quá trình trưởng thành con luôn được sống một cách vui vẻ, hạnh phúc, lớn lên với một tư tưởng trong sáng, lành mạnh, không để vật chất chi phối tới tư tưởng sống của con khi trưởng thành.
Chủ đề được quan tâm: Tìm hiểu về tư duy của trẻ.