Minh mua được một món đồ chơi mới, không nỡ để các bạn chơi cùng nên cậu bé thường ôm khư khư nó trong lòng, tránh xa khỏi bạn bè. Mẹ của Minh thấy vậy thì mắng cậu ích kỷ, bắt cậu đến chơi cùng mọi người. Nhưng cậu bé không nghe khiến mẹ nổi giận. Sau khi mắng cậu là đồ ích kỉ mà vẫn không có kết quả, bà liền ném món đồ chơi của cậu ra xa rồi nói: “nếu đã không muốn chơi cùng mọi người thì đừng nên chơi nữa”.
David ấm ức khóc lớn lên, các bạn khác cũng sợ quá, chỉ dám đứng bên cạnh không dám nói năng gì.
Đây vốn không phải là kết cục mà mẹ Minh muốn xảy ra. Vấn đề nằm ở chỗ thái độ của người mẹ, cô ấy cảm thấy con mình rất “ki bo”, sợ bị mất mặt, nhưng trên thực tế, trẻ thường ích kỷ trước rồi mới có thể vô tư, điều này đòi hỏi cả một quá trình chuyển biến. Lẽ ra, mẹ David nên khuyên con cùng trao đổi chơi với bạn hoặc hướng dẫn con dạy các bạn chơi món đồ chơi của mình.
Theo Montessori.
Đọc thêm các bài viết về Montessori tại:
6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori. |
Phương pháp Mon hoạt động theo nguyên tắc nào? |