11 giá trị sống dành cho trẻ từ 3-7 tuổi

Những bài học này được trích từ cuốn “Những giá trị sống dành cho trẻ từ 3-7 tuổi” (Xem thông tin sách và giá sách tại đây) thuộc Chương trình Giáo dục những Giá trị Sống (LVEP). Chương trình này đưa ra một loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm và các phương pháp thực hành dành cho giáo viên và người hướng dẫn nhằm giúp trẻ từ 3-7 tuổi có điều kiện khám phá và phát triển 12 Giá trị căn bản của cá nhân và xã hội.

Xem giá sách

Lưu ý khi dạy trẻ về giá trị sống

  • Ở lứa tuổi 3-7 tuổi, sự tiếp thu của trẻ diễn ra theo trình tự khám phá, suy ngẫm và trải nghiệm, chính vì vậy cha mẹ, thầy cô chỉ đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn trẻ, chứ không “răn dạy” trẻ.
  • Để trải nghiệm đúng các giá trị, bản thân người hướng dẫn phải khám phá, suy ngẫm và trải nghiệm trước, chính vì vậy cuốn sách này không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ, mà cho cả những người hướng dẫn trẻ.
  • Đối với trẻ từ 3 đến 7 tuổi, cần phải dùng từ ngữ đơn giản, phù hợp với độ tuổi.
  • Công nhận tất cả các câu trả lời, chia sẻ của trẻ.
Môi trường sống (Nông thôn hay Thành thị) ảnh hưởng tới sự phát triển tư duy của trẻ như thế nào?
4 cách giúp trẻ thích tư duy.

11 giá trị sống cần giới thiệu cho trẻ từ 3-7 tuổi

Hòa bình

  1. Hòa bình là sự yên tĩnh ở bên trong.
  2. Bình yên là có những cảm giác tốt đẹp ở bên trong.
  3. Hòa bình là khi mọi người sống hòa thuận với nhau, không tranh cãi hay đánh nhau.
  4. Bình yên là những suy nghĩ tốt về mình và người khác.
  5. Hòa bình bắt đầu từ trong mỗi chúng ta.

Tôn trọng

  1. Tôn trọng là có cảm giác tốt đẹp về chính mình.
  2. Tôn trọng là biết mình độc đáo và có giá trị.
  3. Tôn trọng là đánh giá cao chính mình.
  4. Tôn trọng là biết mình đáng yêu và giỏi giang.
  5. Tôn trọng là thích mình là ai đó.
  6. Tôn trọng là lắng nghe người khác.
  7. Tôn trọng là biết rằng người khác cũng có giá trị.
  8. Tôn trọng là đối xử tử tế với người khác.

Yêu thương

  1. Mình đáng yêu thật.
  2. Mình có tình yêu bên trong.
  3. Yêu thương là quan tâm.
  4. Yêu thương là chia sẻ.
  5. Yêu thương là tốt bụng.
  6. Yêu thương làm mình cảm thấy an toàn.
  7. Khi có nhiều tình yêu bên trong, tức giận sẽ bỏ chạy.
  8. Yêu thương là khi em muốn những gì tốt đẹp cho người khác.

Trách nhiệm

  1. Trách nhiệm là làm xong công việc của mình.
  2. Trách nhiệm là quan tâm.
  3. Trách nhiệm là cố gắng làm hết khả năng của mình.
  4. Trách nhiệm là cùng làm việc.
  5. Trách nhiệm là chăm sóc, gìn giữ đồ vật.
  6. Trách nhiệm là giúp đỡ người khi khi họ cần.
  7. Trách nhiệm là công bằng.
  8. Trách nhiệm là góp phần tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.

Đọc thêm: 55 kỹ năng giúp con bạn thành công.

Hạnh phúc

  1. Khi chúng mình có tình yêu thương và sự bình yên bên trong thì hạnh phúc tự đến.
  2. Hạnh phúc là có được niềm vui với bạn bè.
  3. Hạnh phúc là biết rằng mình được yêu thương.
  4. Khi làm việc tốt, bé thấy hạnh phúc với chính mình.
  5. Những lời chúc tốt đẹp cho mọi người làm bé thấy hạnh phúc.
  6. Bé có thể mang lại hạnh phúc cho mọi người bằng những lời chúc tốt đẹp.
  7. Bé có thể mang lại hạnh phúc cho người khác bằng những lời nói như hoa, chứ không phải là gai.
  8. Bé có thể mang lại hạnh phúc cho người khác bằng sự chia sẻ.

Hợp tác

  1. Hợp tác là mọi người giúp nhau hoàn thành một việc gì đó.
  2. Hợp tác là cùng nhau làm việc vì một mục đích chung.
  3. Hợp tác là cùng nhau làm việc bằng lòng kiên nhẫn và sự thích thú.

Trung thực

  1. Trung thực là nói đúng sự việc đã xảy ra.
  2. Trung thực là nói sự thật.
  3. Khi em trung thực, em cảm thấy mình rõ ràng.
  4. Khi em trung thực, em có thể học và giúp người khác học cách cho đi.

Khiêm tốn

  1. Khiêm tốn là dễ dàng và nhẹ nhàng.
  2. Khiêm tốn cùng đi với tự trọng.
  3. Khiêm tốn là em biết tại sao em tuyệt vời, nhưng không huênh hoang hay phô trương.
  4. Người khiêm tốn vẫn giữ được hạnh phúc của mình khi lắng nghe người khác.
  5. Khiêm tốn là cách ứng xử tốt khi chờ đợi đến lượt mình.

Khoan Dung

  1. Chúng mình đều độc đáo, có gì đó giá trị để trao tặng và chia sẻ.
  2. Khoan dung là chấp nhận người khác và đánh giá cao sự khác biệt.
  3. Khoan dung là chấp nhận mình ngay cả khi mình phạm sai lầm.
  4. Khoan dung là chấp nhận người khác ngay cả khi họ phạm sai lầm.

Giản dị

  1. Giản dị là tự nhiên.
  2. Giản dị là học từ trái đất.
  3. Giản dị là vẻ đẹp.
  4. Giản dị là sử dụng những thứ chúng ta có và không lãng phí tài nguyên của trái đất.

Đòan kết

  1. Đoànkết là hòa thuận trong nhóm.
  2. Đoàn kết là cùng nhau làm việc.
  3. Đoàn kết là cùng nhau làm vì mục đích chung.
  4. Đoàn kết làm cho nhiệm vụ lớn trở lên dễ dàng.
  5. Đoàn kết là vui vẻ và làm chúng mình giống một gia đình.

Đọc thêm tại:

Trẻ có tâm lý ỷ lại khó phát triển bản thân cần được uốn nắn sớm.
Dạy cho trẻ hiểu ai cũng phải trả giá cho thành công như thế nào?
Hứng thú và động lực là chìa khóa giúp trẻ hoàn thiện bản thân mình, bố mẹ nên làm thế nào?
Tư duy phản biện có thể giúp não bộ trẻ phát triển gấp 2 lần.

 

Leave a Reply