4 cách điều chỉnh những em bé hay nói dối, tọc mạch

Nói dối và đưa chuyện là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở con trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói dối và đưa chuyện của trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều chỉnh những em bé nói dối, tọc mạch như thế nào nhé.

Đọc thêm: Các kiểu nói dối thường gặp ở trẻ, bố mẹ biết để đề phòng nhé.

  1. Nguyên nhân làm bé nói dối, tọc mạch

 

  • Trẻ có sự nhầm lẫn giữa thực tế và tưởng tượng

 

Thông thường trẻ bắt đầu nói dối vào khoảng thời gian trẻ được 2-4 tuổi. Trẻ sẽ có sự nhầm lẫn giữa thực tế và tưởng tượng. Ví dụ như khi trẻ thích một đồ chơi nào đó mà bố mẹ chưa mua. Nhưng trẻ lại kể với bạn bè rằng mình được bố mẹ mua cho đồ chơi đó.

Nhiều lần thành quen. Khi hiện tượng cứ lặp lại nhiều lần bé sẽ dễ dàng nói dối, đưa chuyện với cả bố mẹ theo chiều hướng tinh vi và khó phát hiện hơn nếu bố mẹ không hiểu và quan sát con một cách kĩ càng.

 

  • Trẻ sợ bị cha mẹ phạt và quát mắng

 

Mỗi lần con làm sai điều gì cha mẹ thường rất nghiêm khắc phạt hoặc quát mắng con. Nhiều lần như thế con sẽ bị ám ảnh. Vì vậy mỗi khi mắc sai lầm con thường nghĩ ra cách nói dối, thêu dệt nên những câu chuyện không có thật để thoát khỏi sự trừng phạt của cha mẹ. Sự việc lặp lại nhiều lần sẽ làm khả năng nói dối và đưa chuyện của trẻ ngày một tinh vi hơn để chống đối lại cha mẹ.

Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.

trẻ nói dối 3

  1. Cách điều chỉnh khi trẻ nói dối, tọc mạch

 

  • Cha mẹ hãy cho trẻ thấy rằng nói dối, tọc mạch là vô đạo đức

 

Khi cha mẹ phát hiện con nói dối, tọc mạch cha mẹ cần chỉ ra rằng đây là việc làm rất nghiêm trọng. Con có thể làm tổn thương ai đó khi con nói dối, đưa chuyện không đúng sự thật. Cha mẹ có thể kể cho con nghe câu chuyện về một người khi nói dối, đưa chuyện, lừa người khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng để con tự mình cảm nhận như vậy là rất xấu. Từ đó trẻ sẽ nhận thấy nói dối, đưa chuyện sẽ làm tổn thương người khác để trẻ tránh làm điều đó.

 

  • Cha mẹ không được hứa với con những điều mình không thực hiện được

 

Bạn tuyệt đối không được hứa với con những điều mình không thể thực hiện được. Nếu bạn hứa với con sẽ làm j cho con thì nhất định bạn phải thực hiện. Để con biết rằng cha mẹ nói là làm, tuyệt đối không nói dối. Bé sẽ học được thói quen, kỷ luật từ những lời bạn nói.

Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.

 

  • Cha mẹ tuyệt đối không quát mắng gay gắt khi phát hiện trẻ làm sai, nói dối, tọc mạch

 

Nếu cha mẹ phát hiện con làm sai, nói dối, tọc mạch, bạn không nên quát mắng con một cách gay gắt.  Tránh để con tìm những lý do không đúng để bao biện cho hành động của mình. Trước tiên bạn cần trò chuyện cùng con, đưa ra những lý lẽ thuyết phục, khuyên bảo con. Chỉ cho con thấy hậu quả của việc con nói dối, đưa chuyện sẽ làm tổn thương ảnh hưởng tới người khác như thế nào.

  • Cha mẹ luôn ủng hộ sự trung thực của con

Nếu bạn phát hiện con phạm lỗi và sẵn sang thừa nhận lỗi, bạn nên khen ngợi con vì sự trung thực và can đảm của con. Khi con được khen ngợi con sẽ có suy nghĩ tích cực và hành động tích cực hơn , con cũng không cần tìm lý do để nói dối, tọc mạch với bố mẹ nữa.

Trên đây là nguyên nhân và cách điều chỉnh những em bé nói dối tọc mạch. Hi vọng cha mẹ hãy tùy thuộc vào hoàn cảnh và cá tính của con để có những giải pháp điều chỉnh con một cách tích cực nhất. Giúp con trở thành một đứa trẻ ngoan, luôn biết nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, làm những việc tốt và có ích với người xung quanh.


Đọc thêm tại:

5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.
Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh.
Giúp bé rèn luyện nhân cách qua truyện “Đàn kiến biết ơn”.

Leave a Reply