Là một người mẹ tôi thường xuyên phải trải qua cảm xúc tức giận, bực bội với đứa trẻ của mình. Thật lòng, không ít lần tôi đã không kiểm chế được và đánh mắng trẻ. Sau lần đó, bản thân tôi thấy rất buồn, thương con và bất lực. Tôi đã tìm hiểu và được biết đến phương pháp góc phạt trẻ hay góc yêu cầu trẻ suy nghĩ. Tuy nhiên, tôi vẫn không tin là biện pháp đó có thật sự hiệu quả hay không.
Đọc thêm: Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.
Bài viết dưới đây đăng trên báo Positive Parenting được dịch bởi Mầm Nhỏ (Page Facebook) đã cho tôi câu trả lời khá rõ ràng. Hóa ra, nếu cha mẹ có thể giúp trẻ hiểu đó không phải là góc phạt mà là góc bình tĩnh, góc suy nghĩ, góc thư giãn thì hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều. Xin chia sẻ với bố mẹ khác về bản dịch như sau.
“Time-out là một biện pháp kỉ luật được sử dụng khá phổ biến. Time-out yêu cầu trẻ ngồi một mình ở một chiếc ghế hoặc một góc nào đó, suy nghĩ về hành vi mình đã làm và có thời gian bình tĩnh lại, trước khi cha mẹ và trẻ nói chuyện để giải quyết vấn đề. Time-out rõ ràng là văn minh hơn rất nhiều so với đánh con, mắng con? Nhưng nó có thật sự hiệu quả và tốt cho trẻ?
Trong bài viết “phạt trẻ ngồi suy nghĩ đang làm tổn thương trẻ”, bác sĩ Tina Payne Bryson và bác sĩ Daniel Siegel cho rằng những nghiên cứu mới nhất cho rằng việc bắt trẻ ngồi một mình sẽ có hại hơn là có lợi.
Khi tôi biết rằng phương pháp Time-out không hiệu quả với đứa con tính khí mạnh của mình trong suốt 6 năm, tôi đã tìm kiếm biện pháp khác để xử lí những hành vi của con mình. Và tôi phát hiện ra rằng, một “khu vực bình tĩnh” sẽ hiệu quả hơn với đứa con tính khí mạnh của mình.
KHU VỰC BÌNH TĨNH LÀ GÌ?
Đó là một nơi mà trẻ ngồi cùng cha mẹ hoặc nếu trẻ sẵn lòng ngồi một mình, trẻ có thể ngồi một mình.
Đây không phải là một biện pháp trừng phạt mà là nơi để trẻ học trí tuệ cảm xúc và những cách hành xử tốt hơn. Sau nhiều năm nghiên cứu, tôi nhận ra rằng não trẻ sẽ không tiếp nhận bất kì thông tin nào khi chúng đang tức giận hoặc thất vọng. Trong suốt thời gian thất vọng, trẻ sẽ nhận lệnh từ não thấp (nơi điều khiển những cơn tức giận và sự phản hồi lạnh lùng) và cần phải bình tĩnh lại trước khi chúng có thểtiếp nhận não trái (chịu trách nhiệm suy nghĩ khoa học và có lí do). Vì thế, khu vực bình tĩnh nên là địa điểm xoa dịu cho trẻ để có thể kết nói với não trái. Như vậy, trẻ có thể tiếp nhận tốt nhất những bài học mà chúng ta muốn trẻ học.
KHU VỰC BÌNH TĨNH CÓ VẺ NHƯ LÀ MỘT PHẦN THƯỞNG CHO TRẺ?
Về cơ bản, có vẻ như vậy. Khi bạn đang tức giận và muốn đánh trẻ, bạn có nên có vài phút bình tĩnh không? Tất nhiên là nên. Việc đó đảm bảo là bạn có thể phản hồi một cách có ý nghĩa hơn là phản ứng lại một cách tiêu cực. KHi bạn cần thời gian để hít thở hoặc thư giãn, bạn nên đến một khu vực bình tĩnh của bạn, ít nhất là trong tâm trí. Đó là phần thưởng cho cơn tức giận của bạn? Không. Có một chút thời gian nghỉ ngơi trong phòng tắm khiến bạn muốn tức giận thường xuyên hơn? Tất nhiên là không. Không ai thích cảm giác bị mất kiểm soát. Tất cả chúng ta đều cần học cách có thời gian bình tĩnh trước khi hành động, và đó là cách tốt nhất để bắt đầu học hỏi cho dù bé còn nhỏ như thế nào.
HAI BIỆN PHÁP NÀY CÓ KHÁC NHAU KHÔNG? KHI BỊ PHẠT NGỒI MỘT CHỖ THÌ TRẺ KHÔNG ĐƯỢC NGHỈ NGƠI SAO?
Điều khác nhau ở đây là cha mẹ sẽ giống như là chuyên gia về tâm lí ở khu vực bình tĩnh. Chúng ta nói chuyện về những cảm xúc mà trẻ đang cảm thấy và thảo luận những cách để giúp trẻ bình tĩnh và kiểm soát được mình. Một đứa trẻ chập chững không có khả năng làm tất cả những việc đó một mình ở trên ghế. Hơn nữa, ngồi ở một khu vực ồn ào không giúp trẻ có thể bình tĩnh và thường kích thích những cảm xúc tiêu cực. Trẻ có thể cảm thấy cố đơn và bị bỏ rơi. Vì thế, trẻ sẽ không suy nghĩ về việc làm thế nào để làm tốt hơn lần sau mà thậm chí chúng lặp lại việc khiến chúng phải ngồi đó trong 4 phút, liệu chúng có học được cách xử lí những cảm xúc mạnh và kiềm chế tốt hơn trong những lần sau? Hiểu cái gì không được làm không có nghĩa là hiểu cái gì được làm.
VẬY, KHU VỰC BÌNH TĨNH LÀ GÌ?
Khu vực bình tĩnh được sắp xếp như thế nào tùy thuộc vào từng trẻ, bạn cần cân nhắc xem thứ gì là phù hợp nhất. Đứa trẻ này có thể thích vẽ hay đọc sách trong khi đứa trẻ khác thích thổi bong bong để bình tĩnh trở lại. Một số gợi ý cho khu vực bình tĩnh bao gồm vài quyển sách, bút chì và giấy, một trò chơi giác quan nào đó như cát hoặc gạo, bong bong, chai nước… và một chiếc gối lười thoải mái.
Khi bé làm việc gì đó sau hoặc trải qua những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, hãy đưa bé đến khu vực bình tĩnh ngay. Gọi tên cảm xúc mà bé đang trải qua và nói về cách xử lí nó. Bạn có thể nói: “Con đang phát điên vì bạn lấy đồ chơi của con. Vì tức giận nên con muốn đánh bạn. Nhưng mẹ sẽ không cho con đánh bạn vì việc đó làm bạn đau. Mẹ sẽ giúp con bình tĩnh”. Sau đó, cho trẻ sử dụng một công cụ nào đó ở khu vực bình tĩnh cho đến khi bạn thấy trẻ bình tĩnh trở lại. Hãy giải thích cho bé vì sao tức giận lại đến và làm thế nào để kiểm soát nó. Cho bé thêm những gợi ý cho lần sau khi ai đó lấy đồ chơi của bé như đòi lại, nói với người lớn nhờ trợ giúp, hút thở sâu và thở ra. Quá trình này cần thực hành nhiều lần nhưng không hề giống việc phạt trẻ ngồi một mình.
Khi bé lớn lên, bé sẽ có xu hướng tự đến khu vực bình tĩnh của mình và học được những kĩ năng quan trọng về kiểm soát cảm xúc, đặc biệt khi được người lớn hướng dẫn lặp đi lặp lại trong những năm đầu đời.
“Bạn không thể khiến trẻ trẻ hành xử tốt hơn bằng việc khiến cho trẻ cảm thấy tồi tệ hơn. Trẻ sẽ hành xử tốt hơn khi chúng cảm thấy vui vẻ, tích cực hơn.”
Bài viết được dịch và biên tập bởi Mầm Nhỏ. Bài viết gốc của Positive parenting.
Đọc thêm: Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh.