Rèn luyện ý chí giúp trẻ sống độc lập, tự tin như thế nào?

Rèn luyện ý chí cho trẻ là điều đặc biệt quan trọng, giúp trẻ có được ý thức kỷ luật, độc lập suy nghĩ trong cuộc sống. Giúp trẻ tự tin vượt qua được những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Quá trình rèn luyện ý chí cho trẻ là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì và sát sao của cha mẹ. Hãy cùng  chúng tôi tìm hiểu về cách rèn luyện ý chí cho trẻ như thế nào để có kết quả tốt nhất.

Đọc thêm: Làm thế nào để trẻ có ý chí?

1. Rèn luyện ý chí cho trẻ bằng việc theo dõi sát sao sự phát triển khả năng của trẻ

Ngay từ khi trẻ được 2-3 tuổi, bạn cần phải đưa trẻ vào kỷ luật, tuân thủ nguyên tắc giờ nào việc nấy, bạn sử dụng lời nói nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, không nhượng bộ theo yêu cầu của trẻ. Khi trẻ được 3-4 tuổi thì cái tôi của trẻ xuất hiện, trẻ sẽ cứng đầu hơn và biết cách chống lại bạn. Bạn cần phải kiên nhẫn và yêu cầu của bạn cần phải hợp lý dựa trên khả năng và nhu cầu của trẻ.

Với những yêu cầu không hợp lý của trẻ bạn phải vừa từ chối, vừa khuyên răn trẻ, gợi ý cho con một giải pháp hợp lý. Khi trẻ từ 6 tuổi trở lên, ý chí của trẻ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trẻ sẽ cương định trong việc làm và thích thú khi gặt hái được nhiều thành công. Mỗi thành công sẽ là một bước tiến trong việc rèn luyện ý chí. Khi trẻ 12 tuổi trẻ bước vào tuổi dậy thì, ý chí của trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ gây cho bạn thêm nhiều âu lo và hi vọng. Bạn cần hết sức cẩn trọng để không làm hỏng ý chí của con mà còn hướng con đi vào đúng quỹ đạo.

Bạn có thể nên một thời gian biểu sinh hoạt, học tập hàng ngày cho con, nhắc nhở con giờ nào việc lấy, để con tự giác làm các việc của mình

2. Kịp thời khen ngợi mọi cố gắng của trẻ và không hạ thấp nhân phẩm của trẻ

Bạn luôn đưa ra những lời khen kịp thời để cổ vũ trẻ khi trẻ làm tốt bất kỳ công việc gì ví dụ như: con làm bài này hay ghê có 2 cách giải liền, con lau nhà giúp mẹ à? Nhà sạch và mát quá cảm ơn con! Bạn tuyệt đối đừng chê bai hay so sánh con với người khác. kiểu như: con hậu đậu quá, có ai hư hơn con không…

Tìm hiểu về não trái của trẻ.
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.

rèn luyện ý chí cho trẻ

3. Nêu lên những tấm gương tốt cho con học theo

Bạn nên mua cho con những cuốn sách viết về các nhà khoa học, các danh nhân trên thế giới để con có thể đọc tìm hiểu và có thói quen sẽ học hỏi theo. Tranh thủ lúc có thời gian thuận lợi hãy kể cho con nghe về những tấm gương người tốt việc tốt trên đài báo để con học hỏi một cách tế nhị và tự rút ra kinh nghiệm cho mình.

4. Cha mẹ hãy là tấm gương tốt cho con

Bản thân cha mẹ cũng phải là tấm gương sang để con học hỏi. giờ nào làm việc nấy, tự mình làm những việc mà bản thân có thể làm, tránh phụ thuộc vào người khác để con lấy đó làm tấm gương sáng để học hỏi và noi theo.

Để làm được điều này thì các thành viên trong gia đình phải cùng kết hợp với nhau, nhất quán trong quá trình giáo dục để có thể rèn luyện ý chí cho trẻ một cách hoàn hảo nhất ngay từ khi còn nhỏ. Giúp trẻ lớn lên là một đưa bé ngoan, biết nghe lời, có ý chí kiên cường, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.


Đọc thêm bài viết được ưa thích:

Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.
Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?

Leave a Reply