Giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian trong cuộc đời của mỗi người. Vì thế, việc học trong lúc ngủ đã được nhiều chuyên gia nghĩ đến từ khá lâu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp chính thức nào được đưa ra giúp chúng ta có thể học trong khi ngủ, nhất là trẻ em. Vậy trẻ em có thể học trong lúc ngủ không? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Đọc thêm: Tư duy sáng tạo có phải dựa trên suy nghĩ logic.
1. Trẻ có thể học trong lúc ngủ hay không?
Vào buổi tối, não của chúng ta sẽ xử lý và củng cố những sự kiện chúng ta đã hoạt động trí óc trong ngày. Lợi dụng đặc điểm này, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm và đưa ra các phương pháp giúp trẻ em có thể tăng cường khả năng học của não bộ trong khi ngủ.
Ý tưởng về việc học trong khi ngủ từng được nhiều người cho là không khả thi. Thế nhưng trong thực tiễn, vẫn có nhiều cách để giúp trẻ nâng cao các kỹ năng khi đang ngủ say.
Mặc dù hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin mới nhưng không có nghĩa là bộ não hoàn toàn ngưng hoạt động khi ngủ. Não của chúng ta vẫn tiếp tục xử lý những thông tin mà chúng ta tiếp nhận trong ngày, gửi các ký ức đến những vùng khác trong não, nơi chúng được chuyển vào và lưu trữ lâu dài.
Có thể nói giấc ngủ cũng giúp chúng ta tổng kết những gì đã học, giúp chúng ta có được sự linh động để vận dụng các kỹ năng trong những tình huống sắp tới. Như vậy, dù không thể tiếp thu những nội dung mới, trẻ vẫn có thể củng cố những kiến thức hoặc kỹ năng đã học trong khi ngủ.
Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì? |
5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi. |
2. Những phương pháp thúc đẩy khả năng học trong lúc ngủ
Phương pháp mùi hương: Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng sau khi trẻ chìm vào giấc ngủ, bạn hãy cho trẻ ngửi mùi thơm. Hình ảnh quét não từ nhóm người nghiên cứu cho thấy những trẻ đã được tiếp xúc với mùi hương trước đó có sự liên hệ giữa các vùng của hồi hải mã và vùng võ não tốt hơn. Đây là một cơ chế tích cực giúp tăng cường trí nhớ.
Phương pháp ứng dụng công nghệ neurofeedback: Quy trình củng cố kiến thức được cho là xảy ra trong những dao động sóng điện não cụ thể. Điều quan trọng là củng cố những dao động này, kích thích nó xảy ra mà không làm chúng ta bị thức giấc. Phương pháp này làm tăng cường độ các sóng điện não chậm, và đây là cách tự nhiên nhằm đưa não bộ hoạt động nhịp nhàng.
Phương pháp âm thanh: Việc kích thích âm thanh cho não bộ trước khi ngủ sẽ giúp khả năng ghi nhớ của trẻ tăng lên 10 đến 15%.
3. Những điều trẻ học được khi ngủ
Từ mới của một môn ngoại ngữ: Một nghiên cứu gần đây cho kết quả là trẻ có khả năng học từ mới của một môn ngoại ngữ rất tốt trước khi đi ngủ. Vì vậy, nhiều nhà khoa học khuyến khích việc ôn lại từ vựng ngoại ngữ trước khi đi ngủ để việc học ngoại ngữ hiệu quả hơn.
Đọc thêm: Khám phá giấc mơ của trẻ.
Khả năng chơi nhạc cụ: Những trẻ được nghe một bản nhạc khi ngủ dù thậm chí còn không có ý niệm gì về chuyện đó có khả năng chơi lại giai điệu bản nhạc tốt hơn nhiều những so với những trẻ không được nghe.
Cách bảo vệ những kỷ niệm đặc biệt: Bộ não của trẻ sử dụng hệ thống thẻ đánh dấu đặc biệt để phân tách những kỉ niệm đáng nhớ và những kỉ niệm ít quan trọng hơn trong khi ngủ. Những kỷ niệm được bộ não gắn là quan trọng sẽ được gửi thẳng tới vùng lưu trữ dài hạn, trong khi những kỷ niệm ít quan trọng hơn sẽ nhanh chóng bị thay thế.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn để trẻ có thể học trong lúc ngủ hay không. Từ đó, bố mẹ hãy khuyến khích và phát huy khả năng học trong lúc ngủ của trẻ để trẻ phát triển hoàn thiện hơn.