Tư duy sáng tạo có phải dựa trên suy nghĩ logic?

Con người luôn cần những kỹ năng thiết yếu để có phát triển toàn diện và trở thành một người thành công. Những kỹ năng ấy luôn có mối liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp tới công việc bạn muốn thực hiện, tới khả năng và năng lực của bạn. Một trong số đó là tư duy sáng tạo và suy nghĩ logic. Vậy tư duy sáng tạo có phải dựa trên suy nghĩ logic?

Đọc thêm: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Chìa khóa giúp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ.

tư duy sáng tạo ở trẻ

1.Tư duy sáng tạo là gì?

Tư duy sáng tạo hiểu đơn giản là sự kiên trì, nhẫn nại; có nhiều góc nhìn mới lạ và khác biệt về sự việc; luôn xác định sự hiểu biết không hề có giới hạn và vượt lên trên nó. Nếu như học thuộc lòng và ghi nhớ những điều đã học thì vẫn bị xem là “tư duy bậc thấp” thì tư duy sáng tạo được đánh giá là một loại “tư duy bậc cao” mà các nhà khoa học và mọi người quan tâm, hướng tới. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, xã hội và là một trong những nhóm tư duy quan trọng nhất quyết định trí thông minh của con người.

Tư duy sáng tạo cũng có nhiều cấp độ, hình thức:

  • 1- Mức độ thấp của sự sáng tạo là cách chứng minh mới đối với kết luận cũ, hoặc có những cải tiến, cải biên những điều cũ trong quá trình vận dụng vào cuộc sống;
  • 2- mức độ cao hơn là cũng vẫn là sự vật, hiện tượng ấy chúng ta tìm ra được những hình thức mới, hoặc phương pháp giải quyết mới;
  • 3- mức cao hơn nữa là phát hiện, khám phá ra, quy luật mới, bản chất mới, quá trình mới, từ đó có thể có dự báo cho những xu hướng mới;
  • 4- Cuối cùng mức cao nhất là, có thể mở ra một khuynh hướng mới, một giai đoạn mới cơ bản nhờ những khám phá mới đó trong khoa học, trong văn hóa, trong chính trị xã hội.

Đọc thêm: Đứa trẻ có tư duy Logic sẽ dễ thành công hơn.

tư duy sáng tạo

2. Tư duy logic là gì?

Có thể hiểu tư duy logic nghĩa là chỉ từ điều A ta có thể nghĩ đến điều B, từ điều B lại liên tưởng đến điều C (nhìn cái ly ta có thể suy nghĩ đến cái muỗng – nhìn cái chén ta lại nghĩ ngay tới đôi đũa…). Việc suy nghĩ, tư duy logic cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, sự phát triển của logic học hết sức mạnh mẽ dẫn đến sự hình thành một loạt các bộ môn logic học hiện đại.

Chúng ta có thể rèn luyện suy nghĩ logic bằng cách: Đọc sách, tham gia một số lớp học,chơi game, học ngoại ngữ, tranh luận,…

Có nên dạy trẻ đức tính nhẫn nhịn? Dạy như thế nào?
Lưu ý những biểu hiện chậm nói ở trẻ.

3. Tư duy sáng tạo có phải dựa trên suy nghĩ logic?

Muốn tư duy sáng tạo trong hầu hết các trường hợp chúng ta phải dựa trên suy nghĩ logic. Hay nói cách khác khi chúng ta tư duy logic được một vấn đề thì mới có thể sáng tạo được vấn đề. Chúng có mối quan hệ mật thiết, vừa mang tính hỗ trợ cho nhau, vừa mang tính đối kháng nhau.

Nhưng nếu không khéo thì có thể tạo sự hạn chế lẫn nhau: Quá thiên về logic sẽ mất đi tính sáng tạo (vì luôn nghĩ là có cái A rồi mới có cái B hoặc A là A, A không thể là B). Vì thế, để đạt được sáng tạo ở mức độ cao, bạn cũng cần kết hợp nhiều phương pháp logic (nhận biết, suy luận, phê phán, phản biện…) và không ngừng mở rộng hiểu biết của mình trong nhiều lĩnh vực để đạt được sự bứt phá nhất định.

Để có thể phát triển trí não một cách toàn diện chúng ta cần phải chú trọng phát triển cả tư duy sáng tạo lẫn suy nghĩ logic. Đồng thời phải dung hòa và điều chỉnh được hai loại tư duy đó một cách hợp lí!


Đọc thêm:

5 quan điểm giáo dục nổi tiếng của người Nhật.
Lời khuyên của chuyên gia: Cha mẹ nên có thái độ nào đối với việc học hành của trẻ?

Leave a Reply