Cảnh báo cha mẹ: Dạy nhiều trẻ theo cùng một cách như nhau có thể khiến trẻ chậm phát triển

Chúng ta thường cứ giáo dục 2 hay nhiều đứa trẻ theo cùng một cách, rồi so sánh chúng với nhau. Điều đó chẳng có ích lợi gì, chỉ khiến trẻ không có điều kiện phát huy tiềm năng của mình.

Trong những gia đình có đông con, nhiều bậc cha mẹ vẫn áp dụng phương pháp giáo dục rập khuôn, thiếu linh hoạt. Điều này chỉ phù hợp với chế độ phong kiến lạc hậu ngày xưa, không thích hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Các chuyên gia tâm lý cho rằng việc dạy con rập khuôn luôn ẩn chứa nhiều khuyết điểm. Vậy việc dùng cùng một phương pháp giáo dục cho những đứa trẻ khác nhau trong gia đình sẽ gây ra vấn đề gì? Mời các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thế nào là dùng cùng một phương pháp giáo dục cho những đứa trẻ khác nhau trong gia đình

Cách dùng cùng một phương pháp giáo dục cho những đứa trẻ khác nhau trong gia đình còn được hiểu nôm na là cách dạy rập khuôn, chủ quan, duy ý chí. Theo các nhà ngôn ngữ học, rập khuôn là máy móc, là thiếu sự linh hoạt, chỉ biết làm theo một công thức, khuôn mẫu có sẵn và kết quả là tạo ra được những sản phẩm tương tự nhau, giống nhau về chất và lượng.

Tuy nhiên, trong việc giáo dục, dạy bảo con trẻ, nếu cha mẹ quá rập khuôn, quá phiến diện, chỉ biết áp dụng một cách để cùng dạy cho các con là điều không phù hợp với khoa học. Cách giáo dục này tiềm ẩn nhiều khuyết điểm và hệ lụy sẽ là sự chậm phát triển, giảm sáng tạo trong tư duy của trẻ, làm trẻ bị kìm hãm ở một góc độ nào đó.

Rèn luyện ý chí giúp trẻ sống độc lập tự tin như thế nào?
6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori.

chat lang man trong hai dua tre thach lam

Bố mẹ hãy linh hoạt trong cách nuôi dạy những đứa con (Nguồn ảnh: Internet)

Chẳng hạn như trong gia đình có nhiều anh chị em, bố mẹ dạy đứa con lớn học đàn, học vẽ thì cũng bắt buộc đứa nhỏ học đàn, học vẽ theo anh chị. Hoặc là bắt những đứa con của mình cùng nhau phải đi học thêm tiếng Anh, học thêm các môn năng khiếu như bơi lội, ca hát,… Điều này xuất phát từ suy nghĩ chủ quan, thiếu linh hoạt của bố mẹ.

Cách giáo dục đó sẽ sẽ gây ra vấn đề gì

Nếu như các bậc phụ huynh dùng cùng một phương pháp giáo dục cho những đứa trẻ khác nhau trong gia đình sẽ gây ra những tiêu cực như sau:

  1. Làm cho trẻ cảm thấy bị ràng buộc, không được tự do, thoải mái trong khi lứa tuổi của trẻ rất thích tự do bay nhảy, ca hát, tự thể hiện chính mình.
  2. Làm cho trẻ trở nên máy móc, thiếu linh hoạt trong những tình huống nhất định như phải rửa tay thật sạch, phải ăn cho thật chậm, làm gì cũng phải hỏi ý kiến của bố mẹ, phải làm theo ý kiến của số đông,…
  3. Kìm hãm sự sáng tạo, sự thể hiện cái tôi của trẻ, làm trẻ mất khả năng tự lập và rất dễ rơi vào nhân cách sống phụ thuộc,…
  4. Làm cho trẻ cảm thấy mình kém cỏi khi bị so sánh với những bạn làm tốt hơn trong khi đó hoàn toàn không phải là thế mạnh của trẻ.
4 cách giúp trẻ thích tư duy.
Có nên áp dung phương pháp giáo dục của người Nhật cho trẻ em Việt Nam.

Vậy bạn nên làm thế nào?

Chính vì những tiêu cực nói trên, các chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ các con đó là:

  • Dạy con tuân thủ đúng theo những gì gọi là nguyên tắc như tuân thủ luật giao thông, vâng lời thầy cô, học bài và làm bài tập về nhà đầy đủ.
  • Không nên quá cưỡng ép các con học cùng một môn học năng khiếu nếu trẻ không thích.
  • Để cho từng đứa trẻ tự do lựa chọn những điều mà trẻ thích trong phạm vi cho phép như: chọn môn học thêm, chọn món ăn khoái khẩu, chọn màu sắc của quyển tập, chọn loại bút chì,…

hai-dua-tre-thach-lam

Mỗi đứa trẻ có thế mạnh và sự hứng thú khác nhau (Nguồn ảnh: Internet)

  • Điều chỉnh phương pháp tiếp cận theo cách thích hợp với từng trẻ khác nhau. Ví dụ, nếu trẻ là đứa trẻ hiếu động, bạn nên tăng cường các hoạt động khiến trẻ tập trung đồng thời khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động cộng đồng như MC, ca hát, thuyết trình để trẻ có thành thích. Nếu trẻ là đứa trẻ nội tâm bạn có thể cho trẻ giao lưu dần dần để trẻ bớt ngại ngùng khi giao tiếp nhưng lại hướng trẻ đến các hoạt động tỉ mẩn như viết lách, đọc sách, vẽ, đàn…để trẻ phát huy thế mạnh. Điều đó có nghĩa là, trẻ cần có môi trường phù hợp để được là chính mình, mỗi nét tính cách đều có điểm mạnh điểm yếu, vai trò của bố mẹ là phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu chứ không phải chăm chăm vào hình mẫu “con nhà người ta” khiến tất cả đều cảm thấy căng thẳng và ức chế.
  • Cha mẹ cần lựa chọn ngôn ngữ và cách diễn đạt phù hợp với tư duy của từng đứa trẻ, có đứa trẻ có khả năng hiểu rất nhanh theo chiều rộng, có đứa trẻ có khả năng hiểu nhanh theo chiều sâu (đi vào chi tiết), có đứa trẻ nhạy cảm với âm thanh, có đứa trẻ lại nhạy cảm với hình ảnh. Thế rồi, có đứa trẻ phản ứng tốt với những lời “khích tướng” của trẻ để bé thể hiện cái tôi trong khi có những đứa trẻ khác lại bị tổn thương sâu sắc. Thật khó để nói cho bạn biết trong tình huống nào cần dùng phương pháp gì nhưng chỉ cần bạn cố gắng hiểu cảm xúc và đặt mình vào vị trí của trẻ, khi đó bạn chắc chắn sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.

Tóm lại, bố mẹ nên để cho tư duy của trẻ được cởi mở, tâm hồn của trẻ được bay bổng, đừng quá áp đặt cùng một cách dạy cho tất cả những đứa con trong gia đình mình. Có như vậy, bạn mới tạo điều kiện cho trẻ phát huy được trí thông minh và tài năng tiềm ẩn trong tương lai.


Đọc thêm các bài viết liên quan:

Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác.

5 thói quen cư xử xấu của trẻ có phần lỗi của người lớn.

Tìm hiểu về cá tính của trẻ và cách hỗ trợ trẻ tốt nhất.

Leave a Reply