Tư duy phê phán theo hướng tích cực giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng

Đối với tuổi trẻ em, không chỉ khi lớn lên mà ngay từ những năm đầu đời, tư duy của trẻ đã được hình thành và phát triển rất nhanh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ ấy, trẻ trở nên biết suy nghĩ hơn, biết động não hơn cũng như biết kiềm chế những ý nghĩ, cảm xúc của mình. Trẻ nhanh chóng học được các tư duy suy luận, phân tích và cũng bắt chước cách người lớn phê phán người khác.

Thế nhưng nhiều người vẫn phân vân, tư duy phê phán có vai trò như thế nào với trẻ? Và liệu rằng ở cương vị là cha mẹ, thầy cô, các bạn có nên dạy trẻ tư duy phê phán? Hãy tìm câu trả lời thỏa đáng qua bài viết sau đây nhé!

Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.

1. Tư duy phê phán là gì?

Theo định nghĩa khoa học, phê phán có nhiều ý nghĩa khác nhau. Thứ nhất, phê phán có nghĩa là phân tích một hành vi, một học thuyết, một tác phẩm nghệ thuật,… rồi đứng trên một quan điểm nào đó mà nhận định cái hay cái dở. Thứ hai, phê phán có nghĩa là vạch ra, chỉ ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án.

Tư duy phê phán là “Quá trình xây dựng khái niệm, vận dụng, phân tích, tổng hợp, và/hoặc đánh giá thông tin được thu thập – hay sinh ra – từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lập luận, hay giao tiếp, một cách tích cực, khéo léo, được thao luyện về mặt trí tuệ, như là một hướng dẫn cho niềm tin và hành động.” (theo Scriven, 1996).

Ở một khía cạnh khác, tư duy phê phán được hiểu là tư duy đang thẩm định chính mình” (theo Center for Critical Thinking, 1996). Hay nói cách khác, tư duy phê phán là năng lực suy nghĩ về tư duy của mình theo cách như sau: thứ nhất là nhận ra những mặt mạnh và mặt yếu của nó, thứ hai là tổ chức lại tư duy trong hình thức đã được cải thiện.

Tư duy phê phán được AMSC định nghĩa là một sự tư duy có kỷ luật, tự định hướng, phản ảnh một trình độ cao về kỹ năng và khả năng tư duy-tư duy về sự tư duy của chính mình trong lúc suy tư để làm cho sự tư duy của mình trở nên tốt hơn.

Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.

dạy trẻ tư duy phê phán

2. Vai trò của tư duy phê phán trong sự hình thành tư duy của trẻ

Tư duy phê phán chiếm một vai trò thứ yếu trong sự hình thành tư duy của trẻ, là một khía cạnh không quan trọng nhất nhưng không thể thiếu được. Nhờ có tư duy phê phán, trẻ có kỹ năng giải quyết những vấn đề một cách sáng tạo. Đồng thời,  trẻ có thể nhìn nhận những gì chưa tốt theo chiều hướng tích cực, nhằm hướng đến mục tiêu của sáng tạo là tạo ra những phương hướng mới, có ích, có ý nghĩa đối với cuộc sống thực tế. Cụ thể hơn, nếu trẻ có tư duy phê phán thì những gì chưa tốt, trẻ sẽ có thể khắc phục được nó và thực hiện theo chiều hướng tốt hơn.

5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?

3. Có nên dạy trẻ tư duy phê phán?

Vì tư duy phê phán là một khía cạnh góp phần phát triển tư duy của trẻ nên cha mẹ, thầy cô nên dạy trẻ tư duy phê phán sao cho thật phù hợp và theo chiều hướng tích cực. Bạn có thể dạy trẻ tư duy phê phán bằng những phương pháp cụ thể sau:

Hỏi trẻ những câu hỏi mở: Bạn hãy hỏi trẻ những câu hỏi không có câu trả lời tuyệt đối, để khuyến khích bé tư duy một cách sáng tạo mà không sợ trả lời sai.

Phân loại: bạn hãy cho trẻ chơi những trò chơi phân loại tại nhà, hãy đưa ra cho bé những câu hỏi về sự giống và khác nhau giữa các nhóm đồ vật. Bạn nên để trẻ phân loại thật nhiều thứ, từ quần áo đến đồ chơi để giúp bé phát triển tư duy phê phán.

Làm việc nhóm: trong một nhóm bạn, trẻ sẽ được giao thoa tư duy của trẻ với tư duy của bạn bè. Từ đó, trẻ sẽ bắt đầu hiểu được cách nghĩ của người khá, biết nhận định đúng sai và biết được rằng có nhiều cách khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề.

Phát hiện quy luật: dù với bất kỳ hoạt động nào, dù là đi dạo công viên hay xem tivi, hãy khuyến khích trẻ tìm ra những quy luật và những sự liên hệ để bé có thể tập luyện kỹ năng tư duy phê phán.

Nói chung, tư duy của trẻ muốn phát triển tiến bộ hơn thì phải có tư duy phê phán hỗ trợ. Nhờ có phê phán, trẻ mới tiến bộ hơn dựa trên nền tảng phủ định biện chứng (theo triết học). Vì vậy, cha mẹ, thầy cô hãy bồi dưỡng tư duy phê phán cho trẻ một cách hợp lý, khoa học nhất để trí thông minh của trẻ được hoàn thiện hơn nhé!


Đọc thêm các bài viết khác của Bé tư duy tại:

Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Năng khiếu có di truyền không?
Kích thích não bộ là gì?

Leave a Reply