Giáo dục trẻ cách kiểm soát cảm xúc của bản thân như thế nào?

Phần lớn trẻ em ở độ tuổi dưới 15 tuổi đều chưa hoàn thiện về nhân cách, suy nghĩ cũng như cảm xúc. Chính điều này đã dẫn đến những phản ứng tiêu cực của trẻ như thiếu kiềm chế cảm xúc, bồng bột, hành động thiếu suy nghĩ, mang tính chất nhất thời, không lường trước được hậu quả,… Nắm bắt được nét đặc trưng này trong tâm lý của trẻ em, cha mẹ nên biết cách cảm thông cũng như giáo dục trẻ kiểm soát cảm xúc của bản thân qua những việc làm cụ thể dưới đây.

Trẻ nhút nhát do bản tính hay do môi trường?
Người lớn có cần tôn trọng trẻ em?

Trước tiên, giúp trẻ vượt qua tình huống khó khăn

Đầu tiên, bạn hãy giữ cho bé bình tĩnh bằng những câu nói nhẹ nhàng, ngọt ngào mang tính khuyên răn, động viên hơn là lời mắng nhiếc, la rầy. Tiếp theo, bạn hãy phân tán sự chú ý của bé như hướng bé đến một khía cạnh khác, gợi ý cho bé chơi một trò chơi đơn giản nào đó

Bạn cũng có thể khuyến khích bé thư giãn bằng cách dạy bé tập hít thở sâu, đưa bé tới một nơi nào đó thật yên tĩnh và mát mẻ để bé tĩnh tâm lại. Bạn nên tránh việc nhốt trẻ vào trong phòng, vào nơi vắng người. Nếu không thể, bạn hãy chọn một căn phòng có nhiều đồ chơi hoặc nhiều hình ảnh sinh động, cây cối, hoa quả,…

Bạn nên quan tâm đến cảm xúc của bé nhiều hơn bằng cách: sau khi bé đã dần êm dịu lại, bạn hãy gần gũi và trò chuyện với bé, hỏi về cảm xúc, suy nghĩ của bé hiện tại.

Đọc thêm: Lưu ý những biểu hiện chậm nói ở trẻ.

đay tre kiem che cam xuc

Bố mẹ nên giáo dục trẻ cách tự kiềm chế cảm xúc

Bên cạnh đó, bạn nên thảo luận, tâm sự với bé về tình huống đã xảy ra. Khi phân tích tình huống ấy, hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé lại hành động và phản ứng như vậy. Bạn hãy nêu ra hậu quả xấu nếu trẻ thiếu kiềm chế cảm xúc. Trong bước này, bạn nên tránh phê phán, chê bai phản ứng cảm xúc và những lỗi lầm của trẻ nhé!

Tạo cho bé thói quen tự kiềm chế cảm xúc của bản thân

Bên cạnh việc giáo dục, nhắc nhở, các bạn nên tạo cho bé thói quen tự kiềm chế cảm xúc của bản thân. Điều này sẽ rất có ích cho bé vì sau này, giúp bé vẫn tự mình làm được mà không cần người lớn, tự biết khuyên nhủ mình và suy nghĩ kỹ càng hơn.

Trước tiên, bạn hãy gợi ý cho bé những việc làm có thể giải tỏa cảm xúc: thay vì tức giận, la hét, đánh người khác, bé có thể vò giấy ném đi hoặc viết ra những gì mình bực tức rồi ném nó đi…

Tiếp theo, bạn hãy dạy trẻ rèn luyện cách tự kiểm soát bản thân thông qua việc tổ chức cho bé chơi một vài trò chơi làm bé phải chờ đợi và động viên bé rèn luyện tính kiên nhẫn với cường độ tăng dần theo thời gian.

Bạn hãy dạy bé cách phân biệt những hành vi sai trái thông qua việc giải thích cho bé về những hành vi của con người và tính 2 mặt của nó. Trên cơ sở đó, bạn hãy gợi ý cho bé một sự lựa chọn phù hợp với từng tình huống cụ thể.

5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.
Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.

day tre kiem che cam xúc

Bạn cũng nên chú ý rằng phải tôn trọng tính nhất quán: mọi quy định, quy tắc đã đặt ra cần phải được áp dụng triệt để và dứt khoát, nếu bạn thay đổi sẽ khó tạo được thói quen cho bé.

Bạn cần tìm hiểu thêm về các kiểu hành vi của trẻ em để hiểu biết về đặc điểm tâm lý của bé. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng giáo dục cũng như uốn nắn cho bé.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chờ đợi và suy nghĩ. Vì một khi bé thiếu kiềm chế và có những hành vi bồng bột cũng sẽ khiến bạn phản ứng mạnh theo. Do đó, thay vì phản ứng tức thì, bạn hãy chờ đợi và suy xét về điều mà bé muốn, bé thiếu kỹ năng gì để từ đó giúp bé hoàn thiện hơn.

Việc dạy trẻ tự kiềm chế cảm xúc của bản thân tuy không đơn giản nhưng sẽ có ích cho trẻ sau này. Nếu rèn luyện từ khi còn nhỏ, đến lúc lớn lên, trẻ sẽ trở thành một người biết suy nghĩ, biết kiềm chế, tránh được những hậu quả đáng tiếc do sự thiếu kiềm chế gây ra.


Đọc thêm:

4 điều cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ đi biển chơi.
5 bài học dành cho cha mẹ.
Dạy bé tập thể dục theo tư thế động vật.
4 loại rau củ tốt cho sự phát triển của trẻ.

Leave a Reply