Trẻ nhút nhát do bản tính hay do môi trường ảnh hưởng?

Dù cha mẹ luôn mong con cái của mình phải mạnh mẽ, kiên cường thì vẫn có những đứa trẻ lớn lên với tính cách nhút nhát. Vậy tính cách nhút nhát của trẻ được hình thành là do đâu? Các nhà tâm lý đã chỉ ra rằng bản tính và môi trường là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tư duy của trẻ nói chung và tính nhút nhát nói riêng.

Đọc thêm: Cách giúp trẻ hào hứng khám phá.

trẻ nhút nhát 1

1. Thế nào là trẻ nhút nhát?

Trẻ nhút nhát là từ để chỉ những đứa trẻ luôn cảm thấy lo âu và có thái độ rụt rè khi phải giao tiếp với người khác hoặc buộc phải ở trong một môi trường lạ. Trẻ nhút nhát cũng là những đứa trẻ không muốn có sự chú ý của đám đông vào bản thân mình.

Khi trẻ em không chịu hòa đồng với các bạn cùng trang lứa và tham gia các hoat động xã hội dù trẻ rất muốn là những biểu hiện rõ nét của tính nhút nhát. Trẻ sẽ chỉ cảm thấy an toàn khi đứng ngoài mọi hoạt động. Điều này không phải là điều có lợi bởi nó sẽ khiến trẻ vô tình đánh mất đi nhiều cơ hội dành cho mình trong cuộc sống.

Đọc thêm: 5 cách giúp trẻ chủ động trong cuộc sống.

2. Trẻ nhút nhát là do bản tính

Trong quá trình phát triển tư duy của trẻ, sẽ có những trẻ lớn lên mang tính cách nhút nhát. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng lên sự hình thành tính cách này của trẻ chính là do bản tính (hay còn được hiểu là yếu tố di truyền).

Bởi đối với sự sự hình thành và phát triển nhân cách, tư duy của trẻ thì di truyền là yếu tố nền tảng. Tính cách của trẻ phần lớn sẽ được di truyền từ chính tính cách của cha, mẹ hay những người thân có cùng huyết thống trong gia đình. Trẻ sinh ra nhút nhát có thể là di cha mẹ trẻ vốn là những người có tính cách hướng nội, hoặc là những người không giỏi trong lĩnh vực giao tiếp. Nếu nguyên nhân là do yếu tố di truyền thì cha mẹ cần phải có biện pháp tác động để giúp đỡ con ngay từ sớm, giúp con có thể rèn luyện và trưởng thành hơn.

Đọc thêm: Một số mốc phát triển tư duy của trẻ 0-3 tuổi.

trẻ nhút nhát

3. Trẻ nhút nhát là do môi trường

Môi trường sống là yếu tố đóng vai trò quan trò quan trọng, nhất là đối với sự phát triển tư duy của trẻ. Môi trường có thể là nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhút nhát.  Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì những đứa trẻ lớn lên trong môi trường sống hạn hẹp, thiếu sự trải nghiệm trong thực tế, thiếu sự giao tiếp, chơi đùa…thì thường cảm thấy cô độc và trở nên nhút nhát so với những đứa trẻ phát triển trong môi trường bình thường.

Nhất là trong điều kiện hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển. Các bậc phụ huynh trong quá trình dạy dỗ trẻ đã lạm dụng quá nhiều công nghệ khiến trẻ chỉ tập trung để chơi game hay ngồi hàng giờ để chơi trên máy tính ở ngay tại nhà…mà ít có cơ hội tham gia các hoạt động bên ngoài. Điều này khiến trẻ không được giao tiếp và tương tác với thế giới bên ngoài.

Bên cạnh đó, sự quan tâm và chia sẻ kịp thời của cha mẹ dành cho quá trình phát triển tư duy của trẻ cũng đóng vai trò rất lớn trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Trẻ nhút nhát cũng có thể là vì cha mẹ quá bận rộn với công việc mà không dành thời gian cho con, không chia sẻ cùng con.

Một số phụ huynh lại có sự bảo bọc và chăm lo cho con quá mức cũng đã vô tình khiến trẻ trở nên nhút nhát. Từ những việc nhỏ cho tới việc lớn, từ cuộc sống đời thường cho tới hoạt động học tập, cha mẹ đều đã lo cho con từng chút. Điều này khiến trẻ mất đi cơ hội tự lập, thiếu kinh nghiệm sống. Do đó khi gặp những vấn đề khó khăn của cuộc sống trẻ sẽ trở lên nhút nhát và nảy sinh tâm lý sợ hãi.

Đọc thêm: Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi.

Nếu môi trường sống của trẻ có quá nhiều áp lực, kỳ vọng thì khi không thực hiện được trẻ sẽ phải đón nhận những thái độ tiêu cực của cha mẹ như cáu gắt, trách mắng, thậm trí cả đòn roi,…thì sẽ khiến trẻ luôn sống trong trạng thái lo sợ làm sai, mà không dám chủ động, nhiệt tình trong các hoạt động.

Có thể nói bản tính hay môi trường đều có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành tư duy của trẻ nói chung và tính nhút nhát của trẻ nói riêng. Vì vậy, nếu trẻ em mang tính cách nhút nhát thì cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để có hướng khắc phục và uốn nắn trẻ kịp thời.


4 điều cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ đi biển chơi.
5 bài học dành cho cha mẹ.
Dạy bé tập thể dục theo tư thế động vật.
4 loại rau củ tốt cho sự phát triển của trẻ.

Leave a Reply