Những đứa trẻ vô cảm: Tín hiệu cảnh báo cho cha mẹ

Việc ngày càng có nhiều trẻ em có những biểu hiện vô cảm đang là nỗi quan tâm lớn của rất nhiều bậc phụ huynh. Các con không chỉ vô cảm với cha mẹ, với người xung quanh mà đôi lúc còn vô cảm với chính bản thân mình.

Một câu hỏi lớn được đặt ra là “Vì sao lại như thế?” ngày càng hiện diện trong đầu của nhiều bậc cha mẹ. Vậy có lúc nào chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình? Chính người lớn đã vô tình, vô tâm làm cạn kiệt nguồn cảm xúc của các con mỗi ngày bằng những hành động tưởng như vô hại nhưng thực ra có tác động rất mạnh mẽ đến tư duy của trẻ.

Những đứa trẻ vô cảm sẽ luôn thờ ơ với tất cả mọi người và mọi thứ xung quanh mình. Bé sẽ không biết chia sẻ, đồng cảm với nỗi buồn, không hiểu hết giá trị của tình yêu, ghét bỏ, giận hờn…

Câu chuyện giúp bé rèn luyện nhân cách.
Chuyện hay cho bé – Con chó tham lam.

Vì sao trẻ lại vô cảm?

Cuộc sống hiện nay của nhiều gia đình khá đầy đủ, không còn những nỗi khát khao ăn no mặc ấm mà đã vươn lên tầm cao hơn là ăn ngon mặc đẹp. Các con được chăm sóc quá mức, được nâng niu chiều chuộng. Có những ông bố, bà mẹ chăm chút con trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ, trang phục đến cả việc soạn tập sách, chuẩn bị quà sinh nhật, thiệp mời,… cho những đứa con đã đủ lớn của mình.

Yêu con, chăm chút con là niềm hạnh phúc thiêng liêng. Thế nhưng chiều con và bảo bọc con quá mức như vậy sẽ vô tình làm cho trẻ mất hết tính tự lập. Chúng dần hình thành thói quen phụ thuộc vào bố mẹ, làm gì cũng thuận theo ý của bố mẹ. Thậm chí khi trẻ đã đủ lớn, trẻ cũng chẳng biết rửa bát, không biết cắm nồi cơm điện và còn rất nhiều việc đơn giản ở nhà mà trẻ chẳng bao giờ ngó ngàng gì đến. Chính thói quen hưởng thụ, quen được chăm lo, nuông chiều thì sao trẻ có thể cảm nhận cơn nóng sốt của bố mẹ để hỏi han hay giúp bố mẹ làm những công việc nhà vừa sức mình.

5 cách giúp trẻ chủ động trong cuộc sống.
Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ?

(Ảnh minh họa, nguồn ảnh: Bút Cùi Bắp)

Bên cạnh đó, áp lực của việc học hành, thi cử thường xuyên đè nặng lên vai các con. Cả ngày học ở trường, tối về lại phải học thêm. Như vậy sẽ vô tình trẻ bị tách rời với những mặt tích cực cuộc sống để biết rằng còn nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự sẻ chia, có thể cảm nhận được nỗi đau của những số phận kém may mắn hơn mình. Thế giới của trẻ dần bị bó hẹp trong sách vở, trong việc ganh đua điểm số và giành giật thứ hạng rồi cứ thế hình thành một một trái tim khô cằn, vô cảm.

Cha mẹ nên làm gì để con trẻ sống có cảm xúc hơn

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần cho trẻ thấy sự khác biệt giữa cha mẹ và con cái. Chúng ta vẫn trò chuyện, chơi đùa cùng con nhưng trong khi vui đùa, con cái vẫn phải tỏ lòng kính trọng cha mẹ. Cha mẹ cần yêu thương và tôn trọng con thường xuyên, không thường xuyên đánh đập hay la mắng nặng lời, làm tổn thương con, nhưng con cái vẫn phải kính trọng cha mẹ. Hãy nghiêm khắc bằng thái độ khi cần.

Các bậc phụ huynh không nên chiều con quá mức mà nên dạy chúng phải biết yêu thích lao động, biết giúp việc nhà và biết quan tâm đến người khác ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ cần giáo dục trẻ biết rằng quyền lợi của chúng phải đi kèm với nghĩa vụ, đồng thời cha mẹ không bao giờ được biến mình thành “osin” của con.

Hãy dạy con dành tình yêu thân chân thành với bản thân mình cả về thể xác và tinh thần, hãy dạy con về tình mẫu thiêng liêng, tình cha ấm áp, hãy dạy trẻ sống chân thành và biết rung động với những sự thiệt thòi, nỗi buồn của người khác ngoài xã hội. Khi có tình yêu, con sẽ tự tìm được những phương cách tốt để chăm sóc bản thân và giúp đỡ mọi người.

Cuối cùng, nếu cha mẹ không phải là “người lớn vô cảm” thì con bạn chắc chắn cũng không phải là “đứa trẻ vô cảm”. Hãy là những người lớn hiểu và tôn trọng cảm xúc của trẻ nhỏ, kể cả cảm xúc với những con vật bé nhỏ ngoài vườn, những bông hoa tỏa hương thơm hay những giọt nước mưa long lanh trong gió. Và  hãy là những người lớn biết yêu thương và thể hiện tình yêu thương với gia đình, bạn bè, xã hội, đó là điều vô cùng quan trọng.

Trên đây là những thông tin mà các bậc phụ huynh cần biết về những đứa trẻ vô cảm để từ đó có thể hiểu sâu hơn về thế giới tư duy của trẻ. Mến chúc các bậc cha mẹ sẽ nuôi dạy được những đứa con ngoan ngoãn, sống có cảm xúc và thành tài trong tương lai.

Đọc thêm các bài viết được quan tâm tại:

Tư duy sáng tạo có phải dựa trên suy nghĩ logic.
Thai giáo: Giáo dục tâm hồn cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Điểm giỏi, đừng sợ! – Quan điểm về điểm số của chị Phan Hồ Điệp

Leave a Reply