Vì sao con bạn thất hứa? Dạy trẻ biết giữ lời hứa như thế nào?

 

Trong giai đoạn nhạy cảm từ 0-6 tuổi, khi mà tư duy của bé phát triển mạnh nhất thì bố mẹ nên dạy trẻ những đức tính tốt giúp trẻ tiếp thu nhanh, nhớ lâu và trẻ sẽ trở thành người có ích trong tương lai. Một trong những đức tính tốt mà bố mẹ cần dạy cho trẻ đó chính là giữ lời hứa.

Lời hứa và tầm quan trọng của lời hứa

Lời hứa rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Điều này chắc hẳn ai cũng nhận ra được. Việc thực hiện đúng lời hứa như một khía cạnh để đánh giá con người của bạn. Sự thật là vậy. Nếu bạn là một người luôn tôn trọng vấn đề phải giữ lời hứa và thực hiện được gần như hoàn toàn trong số đó (trừ những sự không may phải chấp nhận) thì chứng tỏ bạn là một người sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người, là một người uy tín, được mọi người quý mến và tin tưởng. Bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm từ bạn bè, cha mẹ, thầy cô cũng như cấp trên và đối tác làm ăn.

Ngược lại nếu bạn không giữ đúng lời hứa, nói không đi đôi với làm, thường xuyên thất hứa thì nó chứng tỏ bạn là một người sống thiếu trách nhiệm và sớm muộn bạn cũng sẽ mất dần đi các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Điều này khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong học tập, trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Đọc thêm: 5 điều cha mẹ nên làm để khích lệ tinh thần của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ thất hứa

Trẻ bắt chước cha mẹ

Rất nhiều bậc cha mẹ lạm dụng lời hứa làm phần thưởng để con có động lực gì đó “con ăn đi rồi mẹ thưởng kẹo” “nếu con được điểm 10 mẹ sẽ mua đồ chơi…”. Thực ra, đây là một cách làm có tác dụng tức thời với trẻ nhưng nếu lạm dụng thì lâu dần trẻ sẽ hiểu sai mục đích của việc học, ăn và thậm chí là hiểu sai bản chất của lời hứa. Tệ hơn, nhiều phụ huynh chỉ hứa cho qua, hứa xong rồi để đấy. Không phải vì chúng ta quên mà vì hứa nhiều quá dẫn đến việc chúng ta không thực hiện, cũng như không coi trọng lời hứa.

Cứ như thế, trẻ sẽ bắt chước y hệt, nếu bị nhắc nhở bé sẽ nói “mẹ cũng hứa nhưng mẹ không làm…”

Do cha mẹ tạo áp lực quá lớn lên trẻ

Rất nhiều lần chúng ta, những người làm cha mẹ cảm thấy sốt ruột khi con mình “không bằng con người ta” nên cố tình ép con làm quá nhiều việc vượt quá khả năng bản thân mình. Nếu con không làm được, cha mẹ lại ép con phải hứa “con hứa lần sau con sẽ không thế nữa, con sẽ làm hết bài tập mẹ giao”. Thực ra, tại thời điểm đó không phải bé hứa cho xong mà bé cũng mong muốn hòan thành công việc theo kỳ vọng của cha mẹ. Thế nhưng, nhiều lần sau đó bé lại không thể làm đúng hạn. Cha mẹ buồn nhưng bé thì thất vọng về bản thân mình. Vì thế, nếu con bạn rơi vào tình trạng này tốt nhất bạn nên cùng con xem lại và bàn bạc kế hoạch phù hợp nhất.

Đọc thêm: Kiêu ngạo khinh người là một đức tính xấu ở trẻ do thói quen sinh hoạt mà thành.

Dạy trẻ biết giữ lời hứa

2. Dạy trẻ biết giữ lời hứa như thế nào

Đầu tiên, bạn hãy giảng giải cho trẻ biết việc giữ lời hứa quan trọng như thế nào. Chẳng hạn như giữ lời hứa giúp con được bạn bè tin tưởng, yêu mến hơn, thầy cô sẽ tin yêu con hơn. Giữ lời hứa giúp con nhanh chóng thành công trong mọi việc, qua đó, con sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ của mọi người những khi gặp khó khăn,…

Để dạy con biết giữ lời hứa, trước hết bố mẹ phải nhất quán giữa lời nói và việc làm của mình. Bố mẹ cũng nên chú ý rằng người lớn có thể hứa với trẻ, tạo một sự phấn khích nhất định để trẻ nỗ lực thực hiện công việc của mình. Tuy nhiên, bố mẹ không được thất hứa với con, nó có thể trở thành “con dao hai lưỡi”. Bởi vì trẻ đang rất kỳ vọng rằng mong muốn của trẻ sẽ được cha mẹ đáp ứng. Trẻ sẽ cố gắng, quyết tâm hết mình để đạt những điều mà bố mẹ đã hứa hẹn. Trẻ thường ghi nhớ rất kỹ những gì bố mẹ đã hứa. Nếu như vì một lý do nào đó, bố mẹ không thể thực hiện được điều mình hứa với con thì bố mẹ không nên giải thích qua loa, đại khái cho xong việc. Thêm vào đó, bố mẹ cần thẳng thắn, chủ động nhận lỗi và thực hiện càng sớm càng tốt những gì mình đã hứa. Điều này giúp làm tăng uy tín của bố mẹ trong mắt trẻ, đồng thời tạo được sự gần gũi, thông cảm, tin tưởng ở trẻ và kích thích trẻ về đạo đức giữ lời hứa sau này.

Và cuối cùng, khi muốn con phát triển điều gì đó thì bố mẹ nên theo dõi phản ứng và thái độ của con để ước lượng khả năng của bé cũng như có kế hoạch học tập phù hợp nhất vừa sức với bé nhà mình. Ông bà ta xưa nay đã nói “dục tốc bất đạt”, mọi việc đều cần sự kiên nhẫn từng ngày.

Vì tư duy của trẻ em rất đơn giản nên bố mẹ đừng suy nghĩ những điều gì quá cao siêu. Để dạy trẻ biết giữ lời hứa, bạn chỉ cần làm gương cho trẻ, chính mình giữ lời hứa với trẻ và giảng giải cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc giữ lời hứa là như thế nào. Có thế, trẻ mới thực sự là một người biết tôn trọng lời hứa, và có nhân cách tốt hơn trong tương lai.


Đọc thêm: Khám phá về tư duy của trẻ.

Leave a Reply