12 thời kỳ mẫn cảm của trẻ từ 0 đến 6 tuổi theo Tim Seldin – Chủ tịch quỹ Montessori

Trong cuốn sách “Nuôi dạy con theo phương pháp Montessori” của tác giả Tim Seldin, Chủ tịch quỹ Montessori do Thanh Loan dịch, ông đã chia thành 12 thời kỳ mẫn cảm của trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi. Cách chia này chi tiết và thiết thực hơn cách viết của nhiều tác giả khác trước đây

Đặc điểm của thời kỳ mẫn cảm

Thời kỳ mẫn cảm được coi là thời điểm tốt nhất để trẻ thụ đắc một số đặc tính nhất định. Vì thế, nếu biết và tận dụng được các thời kỳ này, cha mẹ và giáo viên có thể giúp trẻ phát triển tư duy một cách tốt hơn.

Thời kỳ này có các đặc điểm sau:

  • “Thời kỳ mẫn cảm là khoảng thời gian lí tưởng để học, trong đó có những cơ hội chỉ đến 1 lần trong đời”. Đó là một cơ chế sinh học được lập sẵn.
  • Trong thời kỳ mẫn cảm trẻ sẽ quan tâm đặc biệt đến một số khía cạnh của môi trường và hăng hái thực tập một cách không biết mệt mỏi.
  • Thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng thời kỳ đối với mỗi đứa trẻ là khác nhau, vì thế cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng và tùy vào biểu hiện của trẻ mà thích ứng.
  • Thời gian học tối ưu nếu được khuyến khích đúng lúc và đúng cách, trẻ sẽ học gần như vô thức.

18 cách hành xử mà trẻ em học theo môi trường

100 hoạt động Montessori: Con không cần Ipad để lớn khôn


12 thời kỳ mẫn cảm của trẻ

  1. Cử động (từ sơ sinh đến 1 tuổi)

Các cử động ban đầu chỉ là ngẫu nhiên sẽ dần được phối hợp và kiểm soát tốt hơn trong quá trình bé học cách cầm nắm, chạm, lẫy, giữ thăng bằng, bò và bước đi.

  1. Ngôn ngữ (từ sơ sinh đến 6 tuổi)

Ban đầu em bé chỉ phát ra những tiếng ọ, ẹ, nhưng rồi bé sẽ dần tiến bộ từ chỗ biết bập bẹ đến khi nói được thành từ, cụm từ và cả câu.

  1. Đồ vật nhỏ (từ 1 đến 4 tuổi)

Khi mắt và tay phối hợp ngày càng chuẩn xác và tinh tế, bé sẽ thích các món đồ xinh xinh và các chi tiết nhỏ xíu.

  1. Trật tự (từ 2 đế 4 tuổi)

Cái gì cũng phải để đúng chỗ. Đặc trưng của giai đoạn nầy là bé cực kì yêu thích nếp sinh hoạt đều đặn, đồng thời đòi hỏi sự nhất quán và lặp đi lặp lại.

  1. Âm nhạc (từ 2 đến 6 tuổi)

Âm nhạc trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày, con bạn sẽ tự động thể hiện sự chú tâm đến cao độ, nhịp điệu và giai điệu.

  1. Đại tiểu tiện (từ 18 tháng đến 3 tuổi)

Khi hệ thần kinh ngày càng hòan thiện và thống nhất, bé sẽ biết cách kiểm soát việc đại, tiểu tiện.

  1. Cách cư xử lịch sự hòa nhã (từ 2 đến 6 tuổi)

Trẻ thích bắt chước hành vi lịch sự và cử chỉ ân cần, qua đó những phẩm chất này sẽ dần trở thành một phần nhân cách của trẻ.

  1. Các giác quan (từ 2 đến 6 tuổi)

Việc giáo dục giác quan cho trẻ bắt đầu từ khi chào đời nhưng từ 2 tuổi trở đi, trẻ sẽ đặc biệt thích thú với các trải nghiệm giác quan (mùi, vị, âm thanh, cảm giác).

  1. Viết (từ 3 đến 4 tuổi)

Montessori đã phát hiện thấy trẻ bắt đầu tập viết trước khi tập đọc, khởi đầu từ việc sao chép các con chữ và số lên giấy.

  1. Đọc (từ 3 đến 5 tuổi)

Trẻ tự động thể hiện niềm hứng thú đối với các biểu tượng và âm thanh mà chúng đại diện – chẳng mấy chốc, các em sẽ bắt đầu đọc thành tiếng.

  1. Tương quan trong không gian (từ 4 đến 6 tuổi)

Nhờ phát triển tri giác về các mối tương quan trong không gian, trẻ ngày càng thành thạo trò chơi ghép hình.

  1. Tóan (từ 4 đến 6 tuổi)

Montessori đã nghĩ ra nhiều cách để đem đến cho trẻ trải nghiệm trực quan về tóan học trong thời kì mẫn cảm với các con số và số lượng.

Tuy nhiên, thời kỳ mẫn cảm cũng là một trạng thái chuyển tiếp. Khi trẻ không được tiếp xúc với trải nghiệm và kích thích đúng cách và đúng lúc thì cơ hội học hỏi sẽ qua đi.


Đọc thêm về Montessori:

Phương pháp Mon hoạt động theo nguyên tắc nào?

Leave a Reply