15 câu hỏi mở giúp trẻ phát triển tư duy và thông minh hơn

1. Đâu là 5 từ đúng nhất để miêu tả về con?

Câu hỏi này giúp trẻ em phát triển khả năng tư duy bằng hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ miêu tả sinh động hấp dẫn. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng các từ ngữ miêu tả, và đó là lúc bạn cần ở bên để gợi ý cho con cách trả lời và sử dụng các từ ngữ miêu tả hợp tình huống.

2. Điều gì làm con thấy hạnh phúc nhất?

Một vài đứa trẻ nói chơi trò chơi điện tử khiến chúng cảm thấy hạnh phúc nhất. Trẻ em luôn thật thà và chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của các trò chơi đó với trẻ nhỏ. Game chỉ có hại cho trẻ nhỏ bởi vì chúng ta không dạy chúng cách phân bổ thời gian giải trí và học tập hợp lý.
Câu hỏi này giúp trẻ thể hiện cảm xúc chân thật, và giúp cha mẹ hiểu con hơn để điều chỉnh cuộc sống của con luôn vui vẻ, hạnh phúc. Thậm chí, qua câu hỏi này tài năng của trẻ nhỏ có thể được phát hiện và chắp cánh cho sự nghiệp của trẻ trong tương lai.

3. Con có thể làm gì và dạy lại người khác điều đó không?

Câu hỏi này dạy trẻ hiểu được giá trị của mình và tự hào về những điều mà mình có thể làm được cho người khác. Đơn giản, đó có thể là cách chúng dạy bạn chơi một trò chơi mới hay giải một bài toán. Sau cùng, điều tuyệt vời mà trẻ đạt được là sự tự tin, tăng khả năng ham học hỏi, tăng khả năng diễn đạt và có thêm nhiều bạn bè.

4. Điều gì tuyệt vời nhất (tồi tệ nhất) đã xảy ra với con ngày hôm nay?

Trẻ nhỏ có rất nhiều tâm sự muốn được chia sẻ. Mẹ hãy trở thành người đồng hành cùng với con để chia sẻ những suy nghĩ của con. Những câu hỏi như: “Điều gì tuyệt vời nhất (tồi tệ nhất) đã xảy ra với con ngày hôm nay?” có thể giúp trẻ vượt qua được những cảm giác tiêu cực như buồn chán, thất vọng, tự ti,… hiệu quả. Đồng thời, sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ trở nên chặt chẽ hơn.

5. Con nghĩ người khác cảm nhận thế nào về…?

Trẻ nhỏ thường chỉ hay tập trung vào suy nghĩ và cảm xúc của riêng mình. Câu hỏi này giúp trẻ thay đổi lối suy nghĩ: đặt mình vào vai trò của người khác để phát triển các dạng cảm xúc quan trọng như sự thông cảm, lòng vị tha, sự quan tâm, chu đáo.

6. Con học được gì từ điều tuyệt vời nhất/tồi tệ nhất mà mình đã trải qua?

Câu hỏi này giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức và sống có mục đích hơn. Nếu điều trẻ kỳ vọng mà không đạt được kiến trẻ buồn, hãy động viên để lần sau con làm tốt hơn. Nếu trẻ tỏ ra hứng thú khi kể về điều tuyệt vời mà trẻ làm được, hãy khích lệ để trẻ lặp lại niềm vui đó thêm nhiều lần nữa.

7. Trong tất cả những thứ con học được, điều gì con nghĩ là ý nghĩa nhất với con?

Câu hỏi mở ra những cuộc trò chuyện thú vị giữa mẹ và con. Mẹ sẽ đóng vai trò là người hỏi và lắng nghe để trẻ miêu tả lại câu chuyện của chúng, giúp trẻ nhận ra bài học từ các câu chuyện đó
Tư duy của trẻ được hình thành từ các hoạt động hàng ngày. Đặt những câu hỏi cho trẻ nhỏ là một trong những hoạt động có thể kích thích tư duy của trẻ tối ưu nhất. Mọi câu hỏi đều có thể được trả lời và mẹ có thể gợi ý để trẻ có tương tác giao tiếp và tư duy nhanh nhạy hơn.


5 lưu ý khi mắng trẻ 1 tuổi

7 bước lắng nghe giúp trẻ giải quyết vấn đề



8. Điều gì khiến con cảm thấy biết ơn nhất?

Với câu hỏi này, mẹ có thể khuyến khích trẻ thể hiện sự tôn trọng những người đã giúp đỡ và yêu thương trẻ. Thông qua câu chuyện trẻ kể, mẹ hãy dạy cho con cách tỏ lòng biết ơn với những điều nhỏ nhặt (như nhận quà, chấp nhận sự tha thứ) và nhiều người (như bạn bè, người lớn tuổi, người thân, người đã giúp đỡ mình).

9. Nếu được quay trở lại 3 năm trước để gặp lại chính bản thân mình tại thời điểm đó, con sẽ khuyên mình điều gì?

Đây thực sự là một câu hỏi lý thú giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo và trí nhớ. Hơn thế nữa, mẹ có thể dạy con trở thành một người dám đối diện thực tế và trở nên mạnh mẽ hơn sau những thất vọng, thất bại và nuối tiếc.

10. Con nghĩ tương lai của mình sẽ như thế nào?

Câu hỏi này tương tự như: “Sau này con muốn làm nghề gì?” – câu hỏi giúp chắp cánh ước mơ cho con. Trẻ có thể có rất nhiều ước mơ khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau và mẹ nên lặp lại câu hỏi này ở mỗi giai đoạn đó để hiểu được suy nghĩ của con.

11. Con thích kết bạn với những người như thế nào? Tại sao?

Bạn bè rất quan trọng với sự phát triển tâm lý của trẻ nhỏ. Mẹ nên khuyến khích con kết thật nhiều bạn bè ở trường lớp và ở nhà. Tuy nhiên, đừng quên quản lý các mối quan hệ của con bằng cách hỏi con về những người bạn con thích chơi thân, và nhắc nhở trẻ chấm dứt các mối quan hệ xấu kịp thời.


Bạn có phải là kiểu cha mẹ chỉ thích giúp con làm cho xong hay cha mẹ bỏ mặc

Bí quyết đặt câu hỏi khi giao tiếp với trẻ


12. Nếu con là người nổi tiếng, con muốn nổi tiếng về điều gì?

Thần tượng của em bé có thể là siêu nhân, hoặc một ca sĩ nhí mà bé yêu thích… Hãy lắng nghe câu trả lời của bé và đừng coi đó là điều vô lý. Thần tượng của con có thể cho mẹ biết rất nhiều điều về tính cách và khuynh hướng nghề nghiệp thích hợp với bé sau này.

13. Nếu có thể thay đổi thế giới, con sẽ cần phải làm gì?

Câu hỏi trên có thể khó với một chính trị gia nhưng lại rất dễ trả lời trẻ nhỏ. Mẹ đừng ngại hỏi bé câu hỏi này. Khi trả lời, trẻ sẽ thể hiện tài quan sát và đánh giá sự vật xung quanh mình, sau đó là tìm ra giải pháp cho các vấn đề mà trẻ cảm thấy không hài lòng với cuộc sống. Dưới góc độ của một đứa trẻ, bạn có thể sẽ phải ngỡ ngàng về những suy nghĩ đơn giản nhưng thực tế của chúng đấy.

14. Con có thể làm gì để giúp mọi người vào ngày hôm nay?

Giúp đỡ mọi người là một việc làm tốt. Hãy dạy cho trẻ có hành động này ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Khi con trả lời về những việc tốt mà con làm cho mọi người, mẹ hãy tỏ ra vui mừng và khuyến khích con để con trở thành một người có lòng nhân hậu – một đức tính cao đẹp để thành công và hạnh phúc trong cuộc sống sau này.

15. Nếu con có quyền đưa ra một luật mà cả thế giới phải làm theo, con sẽ làm gì? Tại sao?

Đây không phải là câu hỏi dành cho các nhà luật sư tương lai. Bất cứ bà mẹ nào cũng có thể hỏi con câu hỏi này để rèn luyện tính kỷ luật cho con. Sau này, con bạn sẽ hiểu ra rằng kỷ luật chính là một phần tạo ra những con người thành công.

Nguồn: Lifehack
Đọc thêm các bài viết chia sẻ khác tại đây.

Leave a Reply