4 cách giúp tăng độ nhạy bén và khả năng ghi nhớ cho trẻ

Đối với trẻ em, một trong những yếu tố liên quan mật thiết với tư duy của trẻ, trí tuệ của trẻ chính là trí nhớ. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã biết đến “sức mạnh” của khả năng ghi nhớ. Những đứa trẻ có khả năng nhớ tốt sẽ học tập rất nhanh và hiệu quả trong sự ngưỡng mộ của mọi người. Chúng ta cứ nghĩ rằng khả năng này là bẩm sinh, là “trời ban”, nhưng khoa học đã chứng minh thực tế rằng khả năng ghi nhớ cũng có thể rèn luyện và cải thiện được theo thời gian. Đặc biệt, sự ghi nhớ tức thời phản ánh rất rõ độ nhạy bén, mức trí tuệ của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy đọc qua bài viết sau đây để biết được những phương pháp giúp trẻ ghi nhớ tức thời hiệu quả nhất.

Đọc thêm: Học ông bà xưa cách học nghèo mà vẫn giỏi.

1. Tạo sự kết nối

Càng nhiều kết nối trong tư duy của trẻ, trẻ sẽ càng ghi nhớ chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Lý do chính khiến trẻ thường dễ quên các kiến thức là vì chúng xuất hiện một cách rời rạc trong não bộ của trẻ và chẳng có gì ấn tượng để giúp trẻ có thể nhớ về chúng. Thay vào đó, việc liên kết các nội dung trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể sẽ giúp trẻ dễ dàng gợi nhớ và liên tưởng đến những nội dung mà trẻ cần nhớ. Do đó mỗi khi học những kiến thức mới, bạn nên dạy trẻ hãy cố gắng liên kết chúng với những gì trẻ đã học hoặc biết đến trước đây.

khả năng ghi nhớ của trẻ

2. Tạo sự hứng thú

Tạo sự hứng thú là một trong những biện pháp giúp kích thích trí nhớ tức thời rất hiệu quả. Bạn hãy kể một câu chuyện bằng giọng điệu thật sinh động, cuốn hút, hãy miêu tả một vấn đề bằng những ví dụ cụ thể, hãy dạy trẻ học thông qua những hình ảnh thực tế, tiếp xúc thực tế,… Từ sự hấp dẫn, thú vị đó, trẻ mới dễ dàng ghi nhớ tức thì, nhớ nhanh và nhớ lâu hơn. Đồng thời, sự hứng thú cũng kích thích năng lượng học hỏi của trẻ, xóa tan sự nhàm chán và giúp trẻ học tập có hiệu quả hơn.

Đọc thêm: 5 cách khuyến khích sự tò mò ở trẻ.

3. Chia nhỏ thành nhiều phần và học phần quan trọng trước

Bộ não của chúng ta ghi nhớ ở một tốc độ có giới hạn. Vì vậy, nếu muốn trẻ ghi nhớ tức thời và hiệu quả, chính xác nội dung, bạn hãy dạy trẻ nên chia nhỏ một phần lớn thành nhiều phần nhỏ cho dễ nhớ. Đồng thời, hãy học thuộc lòng và ghi nhớ những thành phần quan trọng trước, sau đó đến những nội dung bổ trợ, nội dung bên lề góp phần cho nội dung chính.

Chẳng hạn, nếu trẻ muốn học đánh đàn guitar, bạn hãy dạy trẻ chia kỹ năng thành nhiều phần như đọc nhạc, các cử chỉ của ngón tay, đặt ngón tay đúng vị trí, học các quãng, hợp âm guitar,… Trong đó, việc ghi nhớ các hợp âm chính và cách đặt ngón tay vào đúng hợp âm là hai kỹ năng quan trọng nhất.

4. Tìm sự phản chiếu

Khi trẻ đang cố gắng nhớ về bài giảng của thầy cô trên lớp, nhớ về những lời bố mẹ dặn, nhớ những gì trẻ bắt gặp hàng ngày,… đồng nghĩa là trẻ đang tìm sự phản chiếu của chúng từ trong não bộ. Vì vậy, bạn hãy dạy trẻ cách nhớ nhanh chóng bằng việc tự đặt ra những câu hỏi như: Việc đó diễn ra ở đâu? Như thế nào? Do ai làm? Kết quả ra sao?,…

Ghi nhớ tức thời là một trong những phương diện quan trọng góp phần hình thành nên trí nhớ lâu dài, kích thích tư duy của trẻ và trí tuệ của trẻ phát triển. Vì vậy, bố mẹ hãy dạy trẻ luyện tập những phương pháp ghi nhớ tức thời để trẻ học tập có hiệu quả hơn, thành tích tốt hơn nhé!


Tìm hiểu thêm các bài viết khác tại:

Tư duy phản biện có thể giúp não bộ trẻ phát triển gấp 2 lần.
Giúp trẻ chuẩn bị tâm lý và đối diện với thất bại một cách tích cực.
Càng đánh trẻ thì trẻ càng ương bướng- Đúng hay sai?
Thay vì chê bai trẻ, cha mẹ nên làm gì?

Leave a Reply