(Trích: Sách Giáo dục vì một thế giới mới – Nghiêm Phương Mai dịch – NXB Tri thức)
Quan điểm của Maria Montessori trong giáo dục đó là luôn coi trẻ em là trung tâm. Theo bà, khi con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia thì phát triển giáo dục là phương tiện chủ yếu để quyết định “chất” con người.
Cái được gọi là “chất” đó chủ yếu là gì?
-
Kĩ năng sống, kĩ năng xã hội, tính cộng đồng
Sự giúp đỡ lẫn nhau, biết chia sẻ và có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
-
Tính nhân văn
Rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực, phát triển tinh thần đoàn kết xây dựng một môi trường hòa bình.
-
Tính độc lập, tự do
Tính độc lập tư do trong các kĩ năng của đời sống.
-
Tính chủ động và tự sửa sai
Tự do trong cách tiếp cận kiến thức nhằm phát huy khả năng tự học và giải quyết vấn đề; phát triển tính độc lập trong nhận thức và logic trong tư duy.
Ngoài ra, nền giáo dục trẻ còn phải chứ trọng việc phát huy tính tích cực và tối thiểu hóa tính tiêu cực của môi trường sống – nơi ươm mầm nuôi dưỡng những yếu tố “chất” nêu trên (kể cả yếu tố thầy cô)
Đọc thêm các bài viết về Montessori tại:
6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori. |
Phương pháp Mon hoạt động theo nguyên tắc nào? |