5 kinh nghiệm nuôi dạy trẻ 0-6 tuổi của Montessori đã giác ngộ hàng triệu cha mẹ

Những kinh nghiệm này có được nhờ sự quan sát kỹ lưỡng, khoa học với rất nhiều đứa trẻ trong một thời gian dài.

1. Giữ gìn sự hiếu kỳ của trẻ với vạn vật trong thế giới là điều tối quan trọng, bởi rất có thể nó sẽ ảnh hưởng tới cả cuộc đời của trẻ.

Có một lần vào mùa hoa nở, cảnh sắc tươi đẹp, tôi dắt con mình là Khai Tâm cùng mẹ bé Mỹ Lan đi ngắm hoa mẫu đơn nở. Mới đầu hai đứa trẻ còn nhảy chân sáo đi sau chúng tôi, ngắm hoa vàng, hoa trắng theo sự giới thiệu của hai bà mẹ, nhưng sau khi tôi và mẹ Mỹ Lan bắt đầu nói chuyện với nhau thì bọn chúng đã chạy đi mất, hơn nữa còn trèo qua hàng rào, chui tọt vào trong các khóm hoa. Khi ấy người đi ngắm hoa rất đông, tôi vội vàng gọi to: “Khai Tâm, con làm gì thế?”, Khai Tâm chui ra từ bụi hoa, cười vui vẻ, chìa ngón tay cái cho tôi xem và nói: “Mẹ xem, con ốc sên thật là to!” Quả nhiên, một con ốc sên lớn đang chậm chạp bò trên ngón tay của con tôi.

Khi ấy, tôi không quở trách Khai Tâm mà hào hứng ngồi quan sát ốc sên với hai đứa trẻ, bởi vì tôi biết, gìn giữ sự hiếu kỳ của trẻ đối với vạn vật trong thế giới là điều tối quan trọng, bởi rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.

Mách nhỏ: Trong con mắt của người lớn, một số hành động của trẻ có thể bị coi là vô dụng, thậm chí ngốc nghếch, nhưng chúng ta hãy thử nỗ lực nhìn nhận vấn đề từ góc độ của một đứa trẻ. Từ những biểu hiện và hành động của trẻ, tiến hành tìm hiểu và kiểm tra những nhu cầu tâm lí, từ đó cân nhắc kỹ để tạo cho trẻ nhiều hơn những cơ hội liên hệ và quan sát, thỏa mãn nhu cầu trưởng thành của trẻ.

Đọc thêm: Những đứa trẻ mắc chứng bệnh mất cảm giác đau như thế nào?

(Nguồn ảnh: Internet)

2. Tình yêu dành cho trẻ trước hết phải được thể hiện bằng việc quan sát tỉ mỉ, hãy chú ý xem trẻ thật sự cần gì

Khi trẻ đang nỗ lực làm một việc gì đó, chỉ cần đó không phải là một việc nguy hiểm thì người lớn đừng vội vàng nói ba chữ “không được làm”. Ngồi bình tĩnh quan sát trẻ quả thực là một việc không mấy dễ dàng, do trẻ thường tự đặt mình vào trong những môi trường nguy hiểm mà không hề hay biết. Ngoài ra, những người già thuộc thế hệ trước thường coi việc tham dự vào các hoạt động của trẻ là một nhiệm vụ: “Nếu không quản lý trẻ thì còn cần bọn tôi trông chúng làm gì?”

Do đó, chúng ta nên coi trọng điều này, bắt đầu bằng việc xác định tư tưởng. Việc quan sát không hẳn là quan sát không có mục đích, bạn có thể đặt ra cho mình một số câu hỏi khi làm việc này:

Trẻ đang làm gì?

Trẻ muốn giải quyết vấn đề gì? Đạt được mục đích gì?

Tại sao trẻ muốn làm điều đó?

Thể xác và tinh thần của trẻ đang ở trạng thái như thế nào? Mức độ phát triển?

Còn cách nào có thể thúc đầy sử phát triển của trẻ hay không?

Nghĩa là chỉ cần chúng ta kịp thời đáp ứng các yêu cầu của con, đọc cho con nghê, kể cho con hay, dắt con đến những nơi mà con thích, như vậy là đủ.

Đọc thêm: 11 cách giúp cha mẹ kiểm soát cơn giận để giáo dục trẻ hiệu quả.

3. Cá tính của trẻ nhất định phải có biểu hiện tự do và tích cực, khiến trẻ có được sự độc lập thông qua nỗ lực bản thân.

Thế nhưng, chúng ta theo thói quen, lại thường chăm sóc trẻ từng li từng tí. Ai cũng đều biết rằng, dạy một đứa trẻ tự ăn, tự mặc, tự giặt quần áo là một việc hết sức đơn điệu mà lại khó khăn. Việc này đòi hỏi người lớn phải nhẫn nại hơn nhiều so với việc bón cho trẻ ăn, giặt quần áo và mặc quần áo hộ trẻ, nhưng việc đó mới là giáo dục, việc còn lại chỉ đơn thuần là chăm sóc mà thôi.

Đối với người mẹ công việc chăm sóc trẻ có thể nói là một việc quá dễ dàng, nhưng đối với trẻ thì đó là một việc rát không có lợi, do chúng ta đã đóng chặt cánh cửa giúp trẻ tự học hỏi, đồng thời đặt thêm rào cản trên con đường trưởng thành của trẻ. Cũng giống như một người quý tộc sở hữu rất nhiều nô bộc, ông ta ngày càng ỷ lại vào việc có người phục vụ, đến cuối cùng trên thực tế là trở thành nô lệ của kẻ khác; hơn nữa, đợi đến khi ông ta nhận thức ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và muốn có sự độc lập thì đã không còn khả năng độc lập nữa rồi.

Đối với một đứa trẻ dưới 6 tuổi thì tự do là những việc cụ thể sau đây:

  • Để cho trẻ tự ăn cơm. Rất nhiều bậc phụ huynh có thói quen giục trẻ ăn cơm, chính điều này đã cướp đi sự tự do phản ứng tự nhiên đối với nhu cầu của cơ thể ở trẻ. Trẻ không muốn ăn là do cơ thể không có nhu cầu, việc mà chúng ta cần làm không phải là ép trẻ ăn, mà là xem xét tại sao trẻ không ăn, là do chức năng tiêu hóa kém hay do vận động không đủ dẫn đến lượng tiêu hóa ít.
  • Đem đến cho trẻ một nơi vận động an tòan. Có rất nhìêu trường hợp chúng ta đã hạn chế sự vận động của con, hoặc căn bản là do chúng ta đã quên mất việc phải cho con một không gian. Ví dụ, bình nước nóng thường được đặt ở gần bàn trà, nhưng nếu như bàn trà này lại nằm ở phòng trẻ hoặc là nơi trẻ thường xuyên qua lại, thì những đồ vật không nên xuất hiện xung quanh bàn trà là: bình nước nóng, cốc thủy tinh, những đồ sứ quý giá, bộ dao, bật lửa, thuốc, kim khâu, đĩa, tài liệu quan trọng, linh kiện điện (bao gồm cả ổ cắm), kính… Nếu như không bày những thứ như vậy ở quanh trẻ thì trẻ sẽ có thêm nhiều hoạt động tự do.
  • Để lũ trẻ tự quyết định thời gian đi ngủ. Trẻ không muốn ngủ là do không buồn ngủ, lãng phí thời gian trưởng thành đáng quý của trẻ, cố ép trẻ nằm trên giường nhắm mắt lại cũng không có ý nghĩa gì cả. Muốn trẻ đi ngủ theo một giờ nhất định, chung ta phải sắp xếp bố trí các nội dung hoạt động và thời gian hoạt động hợp lý cho trẻ, mức độ hoạt động của cơ thể sẽ quyết định trẻ có muốn ngủ hay không.

Tóm lại, sự giúp đỡ không cần thiết thực tế sẽ trở thành những trở ngại ngăn cản sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Đọc thêm: 4 sai lầm kinh điển mà cha mẹ nào cũng từng mắc phải.

(Nguồn ảnh: https://hative.com/kid-drawings/)

4. Thành thực trả lời những câu hỏi của trẻ

Giải quyết tốt những câu hỏi của trẻ chính là hòan thành việc ươm mầm cho công cuộc giá dục trẻ, bởi trẻ chỉ đặt ra các câu hỏi khi cảm thấy hứng thú mà thôi. Tham khảm cách dưới đây:

  • Dùng 1 cuốn sổ ghi lại những câu hỏi của trẻ, nếu như có thời gian bạn cũng nên ghi lại cả câu trả lời của bạn, đây sẽ là một cuốn bách khoa tòan thư, cho dù đáp án không hòan mĩ và cũng chẳng khoa học, nhưng nó đem lại niềm vui cho cả bạn và con.
  • Tốt nhất nên trả lời ngay các câu hỏi của con, nếu như các câu hỏi vượt ra khỏi phạm vi hiểu biết của bạn, đừng ngại ngần thừa nhận, đồng thời hứa sẽ tìm câu trả lời và hẹn thời gian trả lời trẻ.
  • Nghiêm túc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của con, cần tận dụng mọi cách đến khi quả thật không thể trả lời thì hãy thẳng thắn nói cho trẻ biết sự thật.
  • Mở sổ ghi chép ra đọc thường xuyên, tổng kết sự thay đổi trong phát triển hứng thú của trẻ, kịp thời bổ sung những kiến thức liên quan, chuẩn bị tốt để trả lời các câu hỏi tiếp theo của trẻ.

Đọc thêm: Giúp trẻ ham mê đọc sách qua 3 thói quen đơn giản.

5. Khen thưởng và xử phạt thích hợp

  • Dùng hậu quả trực quan của hành vi làm hình phạt dành cho trẻ, hạn chế dùng những yếu tố vật chất không liên quan đến việc thưởng phạt. Ví dụ như trẻ làm hỏng đồ chơi thì không nên mua đồ chơi mới cho trẻ, việc thiếu đồ chơi sẽ khiến trẻ hiểu hậu quả của việc làm hỏng đồ.
  • Hãy thưởng bằng cách biểu dương và khen ngợi về mặt tinh thần và, cố gắng hết sức hạn chế dùng vật chất làm phần thưởng, càng không được dùng tiền làm phần thưởng.
  • Khen thưởng hoặc xử phạt đều phải liên quan chặt chẽ với nhau giữa thời gian và nội dung hành vi của trẻ, thời gian càng để lâu thì hiệu quả càng giảm. Một số bà mẹ có thói quen khi gặp những sự việc nghiêm trọng đều “đợi đến tối bố về giải quyết”, nhưng đến tối, trẻ lại quên mất đã từng xảy ra việc gì, sự giận giữ của bố cũng chỉ khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi và hoang mang mà thôi.

Nguồn: Theo sách: Cẩm nang nuôi dạy con theo phương pháp Montessori – Quốc Tú Hoa Dịch – NXB Phụ nữ.

Đọc thêm các bài viết về Montessori tại:

6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori.
Phương pháp Mon hoạt động theo nguyên tắc nào?

Leave a Reply