Ở trẻ em, một trong những chỉ số ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy của trẻ là chỉ số về cảm xúc. Cảm xúc con người là điều cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Cảm xúc giúp cho việc giao tiếp giữa người với người trở nên dễ dàng hơn. Dù tốt đẹp hay tồi tệ, cảm xúc cũng là thứ khiến chúng ta có những trải nghiệm nhất định. Vậy cảm xúc có thể cân đo được hay không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát và đánh giá cảm xúc về định lượng là có thể. Peter Salovey và John Mayer gọi sự định lượng này là chỉ số cảm xúc EQ (Emotional intelligence).
1. Chỉ số cảm xúc EQ là gì
Chỉ số cảm xúc EQ là viết tắt của từ tiếng Anh Emotional Quotient. Đây là một tính trạng số lượng được dùng để đo lường trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và cách kiểm soát cảm xúc của một người. Người có chỉ số EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết những cảm xúc của bản thân và những người xung quanh rất tốt, do vậy thường trở thành những nhà lãnh đạo giỏi.
Trí thông minh cảm xúc hay gọi tắt là EI là khả năng hiểu biết, cảm nhận, đánh giá và điều hòa cảm xúc của bản thân, của những người xung quanh chúng ta và của các nhóm người nhất định. Và cũng giống chỉ số thông minh IQ, chỉ số cảm xúc EQ được đo thông qua các bài Test EQ, những bài kiểm tra EQ.
4 bước dạy trẻ biết thông cảm với mọi người.
Ý kiến của chuyên gia – Vai trò của kỹ năng tự học đối với trẻ.
Các chỉ số EQ
2. EQ cụ thể bao gồm các chỉ số nào?
Chỉ số cảm xúc – theo trường phái tâm lý học – là khả năng nhận biết, đánh giá và kiểm soát cảm xúc của bản thân cũng như sự thấu hiểu và điều tiết cảm xúc. Daniel Goleman đã phổ biến ý tưởng này và phát triển nó bằng việc tạo ra 5 thành phần của chỉ số cảm xúc:
- Tự nhận thức: Chính là khả năng nhận biết, thấu hiểu tâm trạng và cảm xúc của bản thân, cũng như tác động của nó đến những sự vật, hiện tượng khác.
- Tự kiểm soát: Là khả năng trì hoãn sự tự hài lòng, sự cân bằng nhu cầu của bản thân khi so sánh với người khác và chủ động kiềm chế cơn tức giận. Bên cạnh đó, nó còn là khả năng thích ứng, đối phó trước những sự thay đổi và duy trì sự tận tâm kiên định trong công việc.
- Động lực bên trong: Chính là những cảm hứng cho công việc, xuất phát từ bên trong của mỗi con người. Nó vượt trên cả tiền bạc và địa vị (ví dụ như khao khát học hỏi, đam mê kinh nghiệm,…)
- Đồng cảm: Là khả năng thấu hiểu, cảm thông với cảm xúc của người khác.
- Kỹ năng xã hội: Là khả năng quản lý các mối quan hệ và xây dựng các mối quan hệ ấy.
Theo một quan điểm khác, chỉ số cảm xúc EQ gồm 4 cấp độ:
- Nhận biết cảm xúc: Trẻ có khả năng nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người xung quanh trẻ.
- Hiểu được cảm xúc: Trẻ có khả năng hiểu và cảm thông được các loại cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của những loại cảm xúc ấy.
- Tạo ra cảm xúc: Trẻ có khả năng diễn tả và đáp lại những cảm xúc của người khác. Từ đó, trẻ biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với mọi người.
- Quản lý cảm xúc: Trẻ có khả năng tự quản lý được cảm xúc của bản thân, từ đó sẽ cư xử hợp lý để dễ dàng hòa đồng với tập thể, với mọi người xung quanh.
Đọc thêm: Giúp trẻ học về đạo đức qua 4 thói quen hàng ngày.
Chỉ số cảm xúc EQ có vai trò quan trọng
3. Vai trò của chỉ số EQ đối với trẻ em
Chỉ số EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, thể hiện, hòa đồng với bè bạn, giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống hàng ngày. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền tảng tích cực về nhân cách cũng như những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống để giúp trẻ có thể thành công mỹ mãn trong tương lai. EQ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em.
Bồi dưỡng EQ nên bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ. Trẻ em đến khoảng 5 tuổi thì bộ não sẽ phát triển bằng 2/3 người trưởng thành, đây cũng là thời điểm não phát triển nhanh nhất. Đồng thời cũng là thời kỳ các giác quan của trẻ trở nên nhạy bén nhất và trí não của trẻ tiếp thu tốt nhất. Các khung xúc cảm mạnh mẽ với thế giới xung quanh bắt đầu hình thành và phát triển, trẻ nhận thức rõ ràng giữa những trạng thái khác nhau và phản ứng lại với chúng theo tính cách riêng của trẻ. Đây là thời kỳ vàng để rèn luyện chỉ số cảm xúc và chỉ số thông minh cho trẻ. Trẻ cần được định hướng tính cách và những chuẩn mực tốt nhất.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề EQ cụ thể bao gồm các chỉ số nào. Từ đó, bạn hãy bồi dưỡng cho trẻ đúng cách và đúng thời điểm để nuôi dưỡng những nhân tài của tương lai nhé!
Mời bạn chờ đợi bài viết “Các hướng dẫn giúp cha mẹ phát triển chỉ số EQ tại nhà” cho trẻ của Bé tư duy nhé.
Đọc thêm các bài viết được quan tâm tại:
Tìm hiểu về chứng nghiện vật chất ở trẻ nhỏ.
Tìm hiểu về cá tính của trẻ và cách hỗ trợ trẻ tốt nhất.
Nuôi dưỡng trẻ hạnh phúc một cách khoa học.