Câu chuyện “Đứa con gái nhút nhát và bà mẹ xông xáo” – Bài học: Làm sao để bé sống nội tâm không trở thành nhút nhát?

Bạn không thể tưởng tượng bằng cách nào con gái mình lại có thể ngồi vào ghế và đắm chìm trong bản giao hưởng du dương của một buổi biểu diễn âm nhạc hàn lâm nào đó trên truyền hình. Nhưng đó là những gì đã tồn tại trong thế giới nội tâm của con gái tôi. Nó thực sự rất khác biệt với cách trang điểm, ăn mặc và sở thích cá nhân của tôi. Rõ ràng đây là hai con người với hai cá tính hoàn toàn khác biệt và tôi cần phải tìm cách để hài hòa.

Tôi đã từng đẩy một cậu bé té bật ngửa chỉ vì cậu ta đã ngăn tôi trở thành một bé ngoan ưu tú nhất trong trường mẫu giáo. Vì vậy, tôi hoàn toàn không hiểu tại sao đứa con gái của mình lại rất ngại trở thành tâm điểm chú ý.

Những năm đầu đời, so với những đứa trẻ đồng lứa, tôi luôn là một đứa trẻ vượt trội. Khi đi làm, đồng nghiệp của tôi luôn mong mỏi để được ở vào vị trí của tôi. Chính vì vậy, tôi luôn tự hỏi, đứa con gái hướng nội này là ai? Nó không giống tôi chút nào. Nếu con bé không có chiếc mũi cao giống tôi, tôi đã nghi ngờ các hộ lý của bệnh viện đã có sự nhầm lẫn nào đó trong ca sinh của tôi.

Nhưng tôi hiểu con bé là con tôi và tôi yêu nó hơn bất cứ người nào. Tuy vậy, tôi đã phải đấu tranh rất nhiều để hiểu được con mình.

Tôi đã từng khó chịu khi con mình không thể nhìn thẳng vào mắt ai đó để nói chuyện. Con bé sẽ không sẵn sàng để kết bạn với một người hàng xóm mới mặc dù họ rất vui vẻ. Tôi cũng đã không hài lòng khi con bé thích nhảy vào lòng tôi hơn là ngồi cùng nhóm bạn gái của mình để làm một vài món đồ thủ công nào đó.

Và mỗi lần tôi cố tình đẩy bé về phía trước để xóa bỏ những nhút nhát bên trong nó tôi chỉ nhận lại sự thất bại. Thậm chí, con bé còn tìm cách khác để trốn khỏi những nơi đông đúc bằng cách chui xuống gầm bàn. Tất cả những biểu hiện của con luôn khiến tôi cảm thấy mình phải vật lộn với trăm nỗi lo lắng. Cho đến một hôm, người bạn của tôi đã nói với tôi rằng “Hãy cho con bé được là chính mình”.

Đọc thêm: 6 cách giúp một đứa trẻ hoạt bát hơn.

Trẻ nhút nhát

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ tôi nghĩ rằng tôi vẫn đang làm điều đó. Tôi đã giúp con bé ra khỏi thế giới chật hẹp của mình để tìm kiếm những điều phong phú hơn ở ngoài kia. Nhưng tôi đã lầm. Tôi chỉ đang muốn con bé là một bản sao của mình mà không biết rằng cách mình đang làm thực sự khiến con bé ngày càng lún sâu vào những bế tắc.

Hiểu được điều này, tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về một đứa trẻ sống nội tâm. Và trong quá trình đó tôi đã học được cách thật tuyệt vời để con gái mình thật sự nổi bật với những gì xuất phát từ bản thân nó.

Thật trớ trêu, khi tôi ngừng đẩy bé tiến đến và bắt chuyện với người bạn mới thì con bé lại chủ động bước đến và làm quen với nó. Tôi bắt đầu hiểu ra thay vì buộc bé phải tập môn thể thao cần đội nhóm thì tôi lại cho con bé học bơi. Và khi bé học bơi, tôi nhận ra nó có xu hướng làm quen với những bạn khác trong quá trình luyện tập.

Nhưng điều lớn nhất tôi nhận được là chính mình đã thay đổi. Trước đây, khi con bé không muốn bắt chuyện với ai đó, tôi chỉ nói “Con là con bé nhút nhát”. Nhưng bây giờ tôi chỉ mỉm cười và khuyến khích điều bé nên làm. Tôi chỉ con bé không cần phải tham gia vào cuộc nói chuyện, chỉ đơn giản là nói đúng chủ đề và cư xử theo phép lịch sự. Cuối cùng, từ một hai người nói những lời tử tế sẽ biến thành một hoặc hai câu tử tế để rồi biến cuộc đối thoại trở thành cuộc gặp gỡ thú vị.

Con gái tôi có thể sẽ không bao giờ cảm thấy hứng thú khi có quá nhiều người chú ý đến mình. Nhưng nó là con gái nhỏ mà tôi luôn quan tâm nhiều nhất và tôi sẵn sàng để con bé được làm theo cách của mình.

Những lời khuyên giúp bạn gần gũi hơn với đứa con nhút nhát:

Nếu bạn đang ở trong một tình huống giống như tôi thì đây là những kinh nghiệm mà tôi muốn gợi ý cho bạn:

  1. Cố đẩy con về phía trước để bé mạnh mẽ hơn không phải là cách để làm thay đổi bản chất của bé. Nó chỉ làm bé cảm thấy khó chịu và càng sợ sệt hơn. Vì vậy, hãy nương theo những khả năng của bé cho đến một giai đoạn nào đó để bé sẵn sàng bước đến mục tiêu bạn mong mỏi.
  2. Tạo thêm nhiều cơ hội khác để thay thế trong trường hợp bé cảm thấy không thoải mái hoặc thất vọng về mình trong các bộ môn mà bạn đưa ra. Nếu hiện tại bạn cảm thấy không thoải mái hoặc không sẵn sàng tham gia thì bạn chỉ nên khuyến khích chứ không nên đẩy. Bởi vì suy cho cùng một đứa trẻ nội tâm không đáng bị phạt đòn khi bé chỉ đang làm những gì trong khả năng và sở thích của mình. Điều này không nhất thiết khuyên bạn từ bỏ cơ hội để hướng dẫn bé, nhưng hãy cho bé thêm thời gian để giải bày về nó.
  3. Cố gắng không so sánh bé với những đứa trẻ khác. Điều đó chỉ khiến bé cảm thấy thất vọng nhiều hơn về bản thân. Hơn nữa, mỗi đứa trẻ lại là một cá thể riêng biệt.
  4. Bạn hồ hởi khen ngợi những thành công của mình cũng phần nào khiến bé cảm thấy không thoải mái. Nếu bé muốn bạn trở thành một tấm gương sáng để học hỏi, điều gì cần bé sẽ thấy.
  5. Hướng nội không có nghĩa là con bạn lúc nào cũng xấu hổ. Chỉ đơn giản là bé phải thực sự cảm thấy thoải mái khi làm một việc nào đó. Con gái tôi đã bắt đầu tham gia học nhảy múa và làm quen với nhiều bạn mới. Nó đã tự mình tìm thấy cho mình sự thoải mái khi muốn kết bạn với một ai đó. Và đây là một trong những dấu mốc quan trọng để trẻ hình thành nhân cách và cách ứng xử của mình.

(Nguồn: mevacon.com.vn dịch từ parenting.com)


Đọc thêm các bài viết được quan tâm tại:

Cái bẫy tư duy là gì – 3 bẫy tư duy phổ biến, bố mẹ biết để giúp trẻ tư duy tốt hơn.

Góc nhìn khoa học: Nguồn gốc của sự sợ hãi ở trẻ.

Đừng giới hạn trẻ trong hiểu biết của người lớn – 5 gợi ý hay dành cho cha mẹ.

 

Leave a Reply