Chi tiết 4 bước quan sát để thấu hiểu tâm lý con trẻ

Quan sát thấu đáo để hiểu trẻ là bước đầu tiên trong việc giáo dục trẻ tại nhà trong giai đoạn từ 3-6 tuổi. Chỉ có quan sát đủ nhiều, đủ kỹ chúng ta mới có thể hiểu rõ về con cái của mình.

Bước 1: Hiểu biết cơ bản

Cha mẹ nên liên hệ tất cả những quan sát đó với cá tính của con cái, như vậy là giúp đỡ con cái khắc phục khó khăn, bù đắp những khiếm khuyết, và quan trọng hơn là phát triển gen trí lực tiềm tàng cho chúng. Cha mẹ nên làm những việc sau:

  1. Làm một người quan sát thầm lặng.
    Bạn đã thực sự hiểu con bạn chưa? Bạn có khả năng hơn bất kỳ người nào khác trên thế giới hiểu về con bạn không? Kết hợp trực giác và trí tuệ của bạn để đi phát hiện gen trí tuệ tiềm tàng và cá tính đặc biệt của con bạn.
  2. Làm một người biết chú ý lắng nghe.
    Trong những ngày thơ ấu của con bạn, bạn nên làm tốt công tác chuẩn bị, lắng nghe suy nghĩ, cảm giác và kí ức của con bạn.
  3. Thông qua sự hiểu biết con cái để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển trí tuệ tiềm tàng của con bạn. Khi xuất hiện vấn đề, bạn hãy lấy bút ra viết lại và dành thời gian để suy nghĩ về điều đó.

Đọc thêm: Bạn có nghĩ rằng đầu tư cho giáo dục con cái là đầu tư cho chính tuổi già của mình.

happy childhood, a child running

Bước 2: Quan sát sâu xa

Cha mẹ nên nắm bắt tất cả thời cơ để quan sát hành động của con cái, dưới đây là một số điều giúp bạn trở thành người quan sát tốt nhất:

  1. Thường xuyên đi cùng con cái, nhớ thái độ của con cái đối với từng sự kiện đặc biệt: là thích hay là ghét.
  2. Khi trẻ nhỏ chơi một mình, không được lộ ra là bạn đang quan sát chúng (khi mẹ đang đọc báo hoặc xem con cái nô đùa, cần tiến hành quan sát một cách tinh tế).
  3. Khi con bạn đang nô đùa cùng những đứa trẻ khác, bạn không nên quấy rầy chúng, hãy quan sát một lúc, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây: Con bạn đối xử như thế nào với chúng bạn –> Nó có khả năng cường điệu một số sự việc với bạn bè không? –> Tốn bao nhiều thời gian để hoàn thành một trò chơi? –> Khi gặp phải rắc rối, nó xử lý thế nào? Làm tiếp hay tìm bạn giúp đỡ, hay chuyển sang làm việc khác.
  4. Nói chuyện với cha mẹ của những đứa trẻ mà bạn yêu mến để nghe về quan điểm của họ đối với con cái.
  5. Khi gặp tình huống mới, nếu có người lạ, đến những nơi mới lạ hoặc có trải nghiệm mới, con bạn có phản ứng như thế nào?

Cha mẹ không nên định luận bất cứ cái gì đối với con cái. Tính bất định của việc phát triển tâm trí của trẻ có khi đem lại cho cha mẹ những quan điểm mơ hồ. Do đó, nếu định luận quá sớm đối vói con trẻ là một kiểu hạn chế chứ không phải là xúc tiến.

Quan sát con cái phải xuyên suốt trong toàn bộ thời kỳ niên thiếu của chúng.


4 giá trị cốt lõi mà trẻ nhận được khi có tình yêu sách mà không hình thức nào thay thế được.

Cảnh báo cha mẹ: Dạy nhiều trẻ theo một cách giống nhau có thể khiến trẻ chậm phát triển.


Bước 3:  Vận dụng sâu xa

Từ những thứ tìm thấy xung quanh con cái, cha mẹ nếu thấy có thể kích thích sự phát triển trí tuệ của chúng thì đều có giá trị. Do tình huống mà cha mẹ quan sát thấy ở mỗi đứa trẻ mỗi khác nên phương pháp giáo dục cũng không đồng nhất như nhau, ví dụ, bạn biết rằng tất cả những đứa trẻ đều muốn cha mẹ thiết lập quy định cho chúng, xây dựng những quy phạm hành vi tương ứng, đồng thời chỉnh sửa những lỗi lầm cho chúng. Nhưng, đó chỉ là những lời nói chung chung, thực tế đối với từng đứa trẻ cụ thể thì tình huống sẽ khác nhau xa. Bởi vậy chỉ có hiểu con cái đầy đủ thì mới có thể tìm cho mình một cách dạy bảo con có hiệu quả và có biện pháp phát triển trí tuệ tiềm tàng của con cái mang tính sáng tạo.

Bước 4: Thao tác thường ngày

Trong mỗi thời kỳ của con trẻ, bạn sẽ liên tục phát hiện ra các thông tin trưởng thành mới của chúng. Đối với những thông tin đó, cha mẹ cần nắm chắc các cơ hội và càng phải chú ý thao tác thường ngày:

  1. Cung cấp một môi trường gia đình an toàn để tiện cho con cái có thể tự do khám phá và phát hiện (phát hiện, giám sát và quản lý, nhung để con cái tự mình lựa chọn con đường phát hiện).
  2. Khích lệ con cái tự mình giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, tìm cách giải quyết những khó khăn gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
  3. Cung cấp những thứ đồ chơi và tài liệu chế tác thích họp và an toàn vói độ tuổi của con mình. Cung cấp cho con cái một môi trường gia đình có âm nhạc, có giao tiếp và có tư tưởng.
  4. Thường xuyên quan tâm tới con cái, có phản ứng đối vói thế giói, đối vói hứng thú và đối vói hoạt động của chúng.
  5. Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, khích lệ con cái chơi đùa, phát hiện và tìm hiểu vấn đề (trẻ lớn hơn một chút cũng làm như vậy).
  6. Chú ý sự khác biệt tinh tế giữa khích lệ, đốc thúc và ràng buộc, cần biết rằng, chỉ khi bạn đem đến cho con cái cơ hội thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, thì đặc điểm trí tuệ của con cái mới bộc lộ ra ngoài.

Hiểu biết càng nhiều về con cái, vai trò của cha mẹ với con cái trong đời sống hàng ngày càng được phát huy. Trẻ nhỏ có một thứ nhu cầu tình cảm rất sâu sắc. Đó là chúng cần sự thông cảm và tôn trọng của cha mẹ. Thời gian cha mẹ hiểu con cái bằng với mức độ yêu và thưởng thức của cha mẹ với con cái. Nếu như cha mẹ là những người có tâm thì có thể quan sát được toàn bộ cá tính và trí tuệ tiềm tàng của con cái mình.

Nguồn: Trích trong cuốn “Nghệ thuật giáo dục con từ 0-9 tuổi”.


Tìm hiểu thêm:

Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.

Khám phá tư duy của trẻ.

 

Leave a Reply