Dạy con đọc sách – Gieo mầm nhân cách

Đứng trên vai những người vĩ đại!!

Tôi xin phép kể một câu chuyện thật thế này. Tôi có một anh bạn, là thủ khoa một trường đại học danh giá của Hà Nội, thành tích học tập cũng có thể gọi là “không phải dạng vừa đâu”. Ngày vinh danh thủ khoa, anh gọi điện thoại cho tôi để hỏi một câu “em ơi, trường đại học đầu tiên của nước ta là gì”. Tôi giải đáp thắc mắc và phì cười. Có lẽ đó là lỗ hổng lịch sử khi từ bé anh được đào tạo chỉ để làm gà nòi, giật giải này giải nọ.

Ngày học phổ thông, tôi cũng có khá nhiều bạn bè cho rằng “tôi là dân tự nhiên, tôi thi khối A-Toán-Lý-Hoá, tôi không cần biết các môn xã hội là gì”. Do vậy, họ sẽ quay cóp vào giờ văn, không thuộc bài giờ lịch sử, và chẳng cần biết mặt mũi cái biểu đồ địa lý ra sao.

Đọc thêm: Giáo dục bằng kỷ luật hay tình cảm – Cách nào tốt hơn?

Tôi cho rằng tất cả các môn học đều cần được đối xử bình đẳng. Dù sau này bạn có theo đuổi con đường sự nghiệp thế nào đi nữa, bạn vẫn cần phải có nền tảng kiến thức xã hội nhất định. Phần lớn tư duy dạy con của bố mẹ Việt là muốn con giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn toán. Học thêm triền miên, còng cả lưng, mờ cả mắt. Con được điểm cao môn toán thì phấn khởi ra mặt, được điểm cao tiếng việt là lại đánh giá thấp. Chính cha mẹ là một phần nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng trong tư duy và thiếu hụt vốn sống xã hội của con trẻ.

Đọc thêm: 5 quan điểm giáo dục nổi tiếng của người Nhật.

book

Thiết nghĩ trí thông minh cảm xúc cũng rất cần được nuôi dưỡng và phát triển. Trí thông minh này cần được bồi đắp từ việc đọc sách văn học, sách lịch sử xã hội và từ chính thái độ cầu thị của cha mẹ. Nếu cha mẹ chẳng bao giờ đọc nổi một cuốn sách, nhớ nổi một mẩu truyện lịch sử thì cũng đừng nên trách cứ thế hệ trẻ là quay lưng lại với truyền thống cha ông.

Đọc thêm: Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản.

Cách đây hai tháng, tôi có đưa một Giáo Sư đại học Nhật sang Sài Gòn. Điều khiến tôi ngạc nhiên và ngưỡng mộ chính là thái độ cầu thị với văn hoá của ông. Ông đánh dấu tất cả các con đường muốn đến, đọc toàn bộ lịch sử về nó. Khi đến thăm bưu điện thành phố, thậm chí ông còn kể rành mạch về lịch sử của Sài Gòn xưa. Tôi đọc được sự say mê trong đôi mắt vị khách nước ngoài ấy khi nhìn ngắm Sài Gòn, sự say mê của chiều sâu nội tâm.

Tôi nhớ không lầm thì Anhxtanh đã có lần nhắc đến trí tưởng tượng trong khoa học, đó là chìa khoá mở ra những sáng tạo vĩ đại của ông. Xã hội hiện đại nhấn chìm con trẻ trong ti-vi, máy tính, smart-phone khiến chúng dần mất đi khả năng tự tưởng tượng. Vậy nên, dạy con đọc sách chính là cách trao tương lai bền vững cho con một cách thông minh nhất.

Cá Mắm.


 

14 bí quyết để thành công trong việc giáo dục lễ nghĩa học từ chuyên gia Nhật Bản.
Những sai lầm của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
Những cách giúp con phát triển khả năng sáng tạo.

Leave a Reply