Một bé gái vốn có tính cách hướng nội, thế nhưng bố mẹ em lại hy vọng sau này em sẽ thành người tràn đầy năng lượng, hoạt bát, cởi mở. Họ luôn muốn em thể hiện năng lực trước mặt bạn bè, điều này hòan tòan trái ngược với tính cách của em.
“Mẹ ơi! Con không thích phát biểu. Con chỉ thích yên tĩnh ngồi nghe thầy giáo giảng bài thôi!”.
Mỗi lần nghe cô bé nói như vậy, bố mẹ đều lo lắng không biết con có vấn đề gì. Họ còn áp dụng rất nhiều cách để nâng cao năng lực biểu đạt của cô bé. Tuy nhiên, hiệu quả chẳng thấy đâu, ngược lại chỉ thấy cô bé dần mất đi sự tự tin. Để cô bé hăng hái phát biểu họ đưa cô bé vào các lớp bồi dưỡng diễn thuyết. Trong khi những đứa khác đều hào hứng tham gia cuộc thi hùng biện và giành được giải thưởng, cô bé chỉ thấy chán nản và áp lực vô cùng. Buổi tối trước hôm tham gia cuộc thi diễn thuyết, cô bé bị mất ngủ cả đêm, kết quả là đến lúc đi thi những gì phải nói cô bé đã quên hết, thậm chí khóc lóc chạy xuống từ bục giảng.
Khi ấy, mẹ cô bé chẳng những không an ủi mà còn trách móc: “Tại sao con không thể tích cực hơn một chút?”. Vì muốn tạo cho con không khí biểu đạt tích cực, người mẹ đã cố ý nói thật to. Lúc nào người mẹ cũng muốn cô bé nói to hơn, giọng cao hơn. Thế nhưng, cô bé không hề có chút tiến bộ nào.
Lời khuyên của tác giả Ertong Biaodali trong cuốn “Bồi dưỡng năng lực biểu đạt”
Đối với những trẻ thích yên tĩnh như cô bé trên, nếu cứ ép buộc trẻ phải tích cực biểu không chỉ rất khó đạt được hiệu quả mà còn khiến tình hình trở lên nghiêm trọng. Bởi bố mẹ càng cao giọng trách móc, trẻ sẽ càng trầm tĩnh, nhụt chí hơn.
Đặc biệt, với những đứa trẻ ít nói và tốc độ nói chậm, bố mẹ càng thúc giục càng làm trẻ trở lên nản chí, nói lắp, thậm chí có thể từ bỏ việc nói chuyện.
Với những trẻ có tích cách hướng nội, bố mẹ tốt nhất nên tìm nơi yên tĩnh, ấm cũng và nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ. Như vậy, kết quả sẽ tốt hơn. Người lớn chúng ta cũng thế, có người thiên về phát biểu trước đám đông, có người lại chỉ thích hợp đối thoại 1-1…
Nói chung, bố mẹ phải ý thức được rõ ràng điểm này, không chỉ không coi tính cách của trẻ là khuyết điểm, ngược lại còn cho đấy là ưu điểm, hiểu được làm tế nào để lợi dụng điểm này mà dẫn dắt và giáo dục con cái.
Trích dẫn: “Dạy con theo phương pháp Hàn Quốc – Bồi dưỡng năng lực biểu đạt”
Lưu ý: Cuốn sách đã có trong Thư viện betuduy.vn miễn phí cho thành viên. Mời ba mẹ đăng ký để mượn sách nhé.