Học theo Motessori: Gợi ý sách phù hợp cho trẻ

Những gợi ý sau đây được trích trong cuốn sách Học Montessori để dạy trẻ theo phương pháp Montessori, tác giả Marie – Hélền Place – Tố Nga dịch. Đó là các ý kiến có nền tảng khoa học là các  nghiên cứu của Montessori về tâm lí trẻ em. Tuy nhiên, đây chỉ nên là thông tin tham khảo để cân nhắc. Một nguồn thông tin quan trọng nữa cũng không kém đó là “linh cảm của tình yêu thương”.

Kết hợp hai yếu tố này bạn sẽ có được câu trả lời cho riêng bản thân mình.

1. Linh cảm của tình yêu thương sẽ giúp bạn biết

  • Đứa bé của bạn thực sự hào hứng với loại nhân vật nào, loại sách nào. Biểu hiện cụ thể nhất là chúng muốn tìm hiểu điều mình hứng thú liên tục, lặp đi lặp lại mà không mệt mỏi.
  • Trẻ thực sự muốn gì ở cha mẹ, khả năng nhận biết của trẻ đến đâu, lượng kiến thức nào là phù hợp.

12 thời kỳ mẫn cảm của trẻ từ 0 đến 6 tuổi

Học làm cha mẹ thời hiện đại có khó quá không?


2. Montessori gợi ý như thế nào?

Trẻ từ hai đến ba tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh. Vì vậy, bạn hãy tìm những cuốn sách phản ánh cuộc sống hàng ngày, môi trường xung quanh và những câu chuyện có nội dung đơn giản. Nên chờ cho trẻ có khả năng phân biệt được sự khác nhau giữa hiện thực và tưởng tượng trước khi bắt đầu đọc các câu chuyện có tính hư cấu.

Từ ba đến bốn tuổi

Trẻ thích những cuốn sách phản ánh cuộc sống thực tế của mình, điều đó cũng mở ra những hiểu biết mới và cho trẻ những cảm xúc mới. Những cuốn sách này sẽ giúp trẻ biết được các tình huống mà trẻ chưa từng trải qua như đi học, đi du lịch,…Hãy đọc cho trẻ nghe cả những cuốn sách đề cập đến cuộc sống một cách hài hước.

Từ bốn đến năm tuổi

Bạn hãy đưa trẻ những cuốn sách giải thích thế giới xung quanh. Đừng lo trẻ sẽ bị choáng ngợp trong những câu chuyện dài hơn và có ít minh họa hơn. Ở tuổi này, trẻ mong muốn được đọc những điều thú vị hơn là những cuốn sách dễ đọc. Hãy ưu tiên những quyển sách được viết có chất lượng, những bài thơ có nhịp điệu và truyện cười.

Từ năm tuổi trở lên

Hãy khuyến khích trẻ chọn những cuốn sách ít hình ảnh, có nội dung dài hơn và diễn biến phức tạp hơn. Bạn có thể bắt đầu cho trẻ đọc sách có nhiều chương. Thường xuyên đề nghị trẻ tham khảo những cuốn Atlas (bản đồ) và từ điển. Bạn hãy luôn nhớ rằng đọc sách cùng trẻ cần sự hóm hỉnh, biết kết hợp với chơi chữ và nhịp thơ.


3 vấn đề ở cha mẹ chứ không phải con cái

5 tuyệt chiêu để hình thành môi trường ngôn ngữ cho trẻ


Chọn sách đúng sẽ có tác động tích cực đến trẻ

3. Lưu ý khi đọc sách cho trẻ và đọc sách cùng trẻ

  • Hãy chiều theo ý trẻ khi trẻ tỏ ra thích thú đặc biệt với một cuốn sách nào đó và đòi đọc đi đọc lại nhiều lần.
  • Bạn cũng hòan tòan có thể giải thích cho trẻ rằng, một số cuốn sách viết không hay hoặc có minh họa chưa tốt.
  • Khi đọc, hãy đọc cho trẻ theo đúng nguyên bản gốc mà không lược bỏ hay đơn giản hóa câu chữ trong sách. Vì trẻ có khả năng hiểu được ngôn ngữ phức tạp hơn trình độ ngôn ngữ của mình và luôn thích nghe những từ vựng mới mẻ, đa dạng hơn vốn từ mình có.
  • Không nên ép buộc trẻ trái với mong muốn của bản thân trẻ, nếu bạn tin rằng đó là một cuốn sách tốt, hãy tìm nhiều cơ hội để giới thiệu, gợi mở gây tò mò khiến trẻ hứng thú tìm hiểu thông tin.

Như vậy, chọn sách phù hợp với trẻ là một nội dung rất quan trọng trong phần tạo cho trẻ ham muốn đọc sách. Đó là những bước nền tảng giúp trẻ có thói quen, tình yêu với câu chữ và sách vở.

Đọc thêm các bài chia sẻ khác tại đây.

Leave a Reply