Thông tin chung:
Tài liệu thuộc bộ: TÀI LIỆU ĐẶT NỀN MÓNG KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON 3-6 TUỔI
Để tải bài tập, bạn có thể làm theo 2 cách sau:
- Bấm vào từng bài tập, chọn “lưu lại” để lưu về và thực hiện từng yêu cầu của mỗi hoạt động.
- Đăng ký nhận bài tập gốc theo liên kết dưới đây.
Hoạt động 1: Dạy bé phát triển ngôn ngữ qua các giác quan trên cơ thể
- Các mùi mà bé có thể cảm nhận qua khứu giác:
- thơm (thơm ngát, thơm dịu, thơm nức, thơm phưng phức, thơm tho, …);
- thối (thối um, thối hoắc, thối rình,…)
- khét (khét lẹt, khét mù, …)
- khắm
- hôi (hôi rình, hôi thối, hôi hám, …)
- khai (khai mù, khai rình, khai khú, …)
- hăng (hăng hắc, …)
- …..
- Các vị mà bé có thể cảm nhận qua vị giác:
- cay (cay sè, …)
- chua (chua nhẹ, chua lè, chua chát, chua lòm, …)
- mặn (mằn mặn, mặn chát, ….)
- ngọt (ngòn ngọt, ngọt bùi, ngọt lịm, ngọt lừ, …)
- đắng (đăng đắng, đắng chát, đắng ngắt, ….)
- chát (chan chát, chát xít, chát ngắt, …)
- nhạt (nhàn nhạt, nhạt nhẽo, nhạt thếch, …)
- ….
- Các từ vựng mô tả cảm nhận của bé qua thị giác: Khi bé dùng cơ quan cảm giác là thị giác để nhìn mọi vật, thì bé sẽ thấy được hình dáng bề ngoài, màu sắc, … Bé có thể dùng các từ tượng hình để mô tả những điều bé thấy.
- Hình dạng (cao cao, thấp, gầy gầy, béo tròn, béo ú, mũm mĩm, thon thả, …)
- Màu sắc (đỏ chót, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ đô, đen thui, đen xì, đen láy, trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, vàng hoe, vàng đất, xanh lục, xanh lá, xanh biển, xanh biếc, xanh mướt, xanh lè, …)
- Cảm nhận (vui vẻ, hạnh phúc, mệt mỏi, hoảng sợ, đau khổ, xinh đẹp, xấu xí, lo lắng, xấu hổ, …)
- …..
- Các từ vựng mô tả cảm nhận của bé qua thính giác: Thính giác là một cơ quan cảm giác giúp bé cảm nhận âm thanh thông qua tai. Để giúp bé phát triển ngôn ngữ qua việc mô tả các âm thanh mà bé nghe được, ba mẹ có thể giúp bé học các từ tượng thanh trong tiếng Việt.
- Tiếng cười: ha ha, hi hi, khúc khích, khanh khách, ….
- Tiếng khóc: thút thít, oa oa, oe oe, ….
- Tiếng động vật: gâu gâu, ụt ịt, vo ve, …
- Tiếng nước chảy: róc rách, rào rào, …
- Những từ khác như: vi vu, xào xạc, thình thịch, tích tắc, …
- Các cảm giác mà bé có thể cảm nhận qua xúc giác: Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (qua tay, chân…). Bé có thể mô cả các cảm giác khi tiếp xúc như sau:
- Mềm mại, cứng, rắn, mịn màng, nhẵn nhụi, gồ ghề, …
- Nhẹ tênh, nặng trịch, lạnh ngắt, nóng (bỏng tay), …
Hoạt động 2: Các trò chơi với 5 giác quan:
- Hãy tập trung cảm nhận bằng một giác quan:
- Hãy nhắm mắt chạm vào các vật và nói lên cảm xúc của mình
- Hãy nhắm mắt nếm các vật có vị đặc trưng (chua, cay, mặn, ngọt) và nói lên cảm xúc của mình
- Hãy nhắm mắt lắng nghe mọi vật, bé thấy âm thanh gì
- Hãy nhắm mắt thử ngửi mùi vị của mọi vật.
- Giúp trẻ cảm nhận kích thước thật của cơ thể bằng trò chơi vẽ chân dung trên giấy bìa, cách thực hiện như sau:
- Hãy chuẩn bị một tấm bìa cứng thật lớn, lớn hơn kích thước của bé.
- Yêu cầu bé nằm xuống tấm bìa, dung bút hoặc phấn vẽ theo đường nét xung quanh của cơ thể bé.
- Cùng bé vẽ các đường nét phía trong và trang trí thật sinh động.
- Giúp trẻ ghi nhớ vị trí các bộ phận trên cơ thể thông qua hoạt động tập vẽ.
- Dạy bé cách vẽ một khuôn mặt.
- Dạy bé vẽ một khuôn mặt biểu thị cảm xúc.
- Dạy bé vẽ một cơ thể hoàn chỉnh:
- Vẽ một bé gái.
- Vẽ một bé trai
(Hình ảnh sưu tầm minh họa)