Lợi ích khi cho bé nằm úp

Gần đây, Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ đưa ra những hướng dẫn về lợi ích liên quan đến phát triển các cơ quan khi cho bé nằm úp một vài dịp trong ngày. Những hướng dẫn này giúp cha mẹ hiểu và dễ dàng thực hành những hoạt động này cùng trẻ nhằm giúp trẻ đạt được những lợi cho phát triển cả vận động và trí não.

KHI NÀO CÓ THỂ TẬP CHO BÉ NẰM ÚP VÀ THỜI GIAN BAO LÂU
Theo Viện Phát Triển Vận Động Nhi Khoa của Mỹ:

Trẻ từ 15 ngày tuổi có thể làm quen 1 vài dịp trong ngày.
* Bé dưới 3 tháng: vài phút/lần , ngày 3-4 lần
* Bé từ 3 tháng trở lên: ngày ít nhất là 1 giờ nằm tư thế này.

THỜI GIAN NÀO BÉ NÊN ĐƯỢC TẬP NẰM ÚP
Khi bé thức, vui vẻ và hào hứng 
Lưu ý: KHÔNG CHO BÉ nằm sấp bụng khi bé ngủ.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐI CÙNG GIÚP THỜI GIAN NẰM ÚP CỦA BÉ ĐẠT NHIỀU LỢI ÍCH

Thực tế, có đến 10 bộ phận được tập luyện và phát triển khi bé nằm úp. Những bộ phận đó là: Cổ, đầu, lưng, cánh tay, bàn tay, hông, bụng, chân, mắt và cấu trúc bên trong não bộ. Các bạn có thể xem hình đính kèm về 10 bộ phận này.

Đây là hướng dẫn về những bài tập hỗ trợ mà cha mẹ có thể làm khi bé nằm úp.

Mỗi ngày cha mẹ dành thời gian cho bé nằm úp và gia tăng các hoạt động tương tác nhằm tập trung phát triển 4 bộ phận là được khuyên để đạt được kết quả tốt nhất.

Một quy trình mẫu hướng dẫn dành cho cha mẹ:

Ngày 1: Não bộ – cổ – mắt- cánh tay

Ngày 2: Não bộ – đầu – lưng – bàn tay

Ngày 3: Não bộ – chân – bụng – hông

Ngày 4 : vận động tự do

Ngày 5 quay lại ngày 1 và bắt đầu lại từ đầu.

Bạn có thể tham khảo những bài tập này như 1 hoạt động vui chơi cùng trẻ khi nằm sấp, hoạt động nên duy trì đến khi bé 12 tháng tuổi (nếu được) để đạt được những hiệu quả phát triển tốt nhất.

NGÀY 1:

Bạn nên đặt bé nằm úp trên bề mặt mịn, không nên chèn gối xung quanh bé. Tìm một không gian yên tĩnh trong phòng ngủ

Hoạt động giúp phát triển Não bộ – cổ – mắt- cánh tay: Bạn có thể dùng tay vò 1 tờ giấy để tạo tiếng động ở 1 bên tai phải của bé, quan sát sự chú ý của trẻ đặc biệt là mắt, khuyến khích bé sử dụng cổ để cố nhìn và quan sát. Bạn di chuyển bàn tay đến gần tai bé hơn để bé tiếp tục sử dụng mắt và cổ cho hoạt động này.

Bước 2: Bạn di chuyển tay vẫn vò giấy tạo tiếng động vào trước mặt và sang tai trái. Lúc này trẻ sẽ sử dụng cánh tay để cố nâng phần trên cơ thể hoặc ít nhất trẻ sẽ cố đẩy khủy tay về trước.

Bước 3: Bạn có thể nâng cao bài tập bằng cách vò tờ ni-lông bóng, lắc lục lạc hoặc 1 con thú có tiếng động và 3 màu xanh, đỏ và vàng. Việc nâng cao sẽ thay đổi cường độ chú ý cũng như việc phát triển cấu trúc bên trong của não bộ.

NGÀY 2:

Bạn nên đặt bé nằm úp trên bề mặt mịn, không nên chèn gối xung quanh bé. Tìm một không gian yên tĩnh trong phòng ngủ.

Hoạt động giúp phát triển Não bộ – đầu – lưng – bàn tay: Bạn có thể chuẩn bị 1 chiếc hộp giấy nhỏ, dễ dàng mở ra đóng lại với 1 trái banh nhỏ có tiếng động khi di chuyển. Ban đầu, khi bé còn nhỏ, bạn chỉ đơn giản làm những thao tác sau: Bạn lắc trái banh tạo tiếng động và từ từ mở hộp bỏ vào trong. Bạn đẩy chiếc hộp đến gần bàn tay của bé, khuyến khích bé chạm hoặc cầm lấy nó. Bạn lập lại những bước này trong thời gian nằm sấp cùng bé.

Khi bé sử dụng cánh tay để nâng phần thân trên tốt hơn, lúc này trẻ có thể có 1 tay tự do để khám phá chiếc hộp đầy hứng thú của mẹ, hoạt động này sẽ giúp bé phối hợp cả đầu, lưng và bàn tay trong việc mở. Bạn nên để trái banh vào lòng bàn tay bé và khuyến khích bé bỏ lại vào hộp. Cấu trúc bên trong não bộ của trẻ cũng phát triển vì sẽ phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề là mở hộp và nhận thức sự khác nhau về âm thanh từ đâu phát ra.

Nâng cao: Bạn có thể tăng số lượng hộp thành 2, hoặc thay trái banh bằng 1 con thú bóp kêu để tăng kĩ năng sử dụng các ngón tay. Một kĩ năng khó hơn là trẻ có thêm 1 thử thách để giải quyết vấn đề mở hộp, điều này bạn có thể dùng 1 chiếc hộp có nút bấm.

NGÀY 3:

Bạn nên đặt bé nằm úp trên bề mặt mịn, không nên chèn gối xung quanh bé. Tìm một không gian yên tĩnh trong phòng ngủ.

Hoạt động giúp phát triển Não bộ – chân – bụng – hông: Khi bé nằm sấp, bạn có thể dùng 2 tay đặt phần dưới để bế bé lên hỏng mặt đất vài cm để bé có cơ hội sử dụng cơ hông, bụng và chân, sau đó bạn nhẹ nhàng đặt bé nằm xuống lại.

Để nâng cao kỹ năng phát triển cấu trúc của não bộ, bạn có thể làm động tác này trước 1 tấm gương lớn để bé có thể nhìn thấy bản thân bé trong gương và cả khuôn mặt của mẹ. Bạn hãy luôn cười để bé học được nhiều điều thú vị hơn nhé.

Nâng cao bài tập này, bằng cách cho bé cầm 1 món gì đó, như 1 cái lục lạc hoặc 1 chiếc vòng khi bạn nâng bé lên.

Notes
Kadey, H. J., & Roane, H. S. (2012). EFFECTS OF ACCESS TO A STIMULATING OBJECT ON INFANT BEHAVIOR DURING TUMMY TIME. Journal of Applied Behavior Analysis, 45(2), 395–399. 
Lyndel Hewitt et al. (2017) Correlates of tummy time in infants aged 0–12 months old: A systematic review. Infant Behavior and Development. 49,310-321.

Nguồn: FB Anh Nguyen.


Đọc thêm các bài viết khác của Bé tư duy tại:

Cầu vồng được tạo nên như thế nào vậy mẹ?
Bé học về cấu tạo cơ thể của con bướm.
Vòng thức ăn – Quy luật độc đáo của sinh vật.
Một cái cây lớn lên như thế nào? How a tree grow?
Hướng dẫn bé cùng chơi với màu sắc và học cách trồng cây.

Leave a Reply