Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng tới tư duy của trẻ như thế nào?

Họ sống ở hai thái cực khác nhau

Có một thực tế là cha mẹ và con cái dường như đang sống ở hai thái cực khác nhau: trẻ em thường vui vẻ, chúng nhớ về những khoảnh khắc được ở cạnh bố mẹ như những khoảng thời gian ấm áp và tuyệt vời nhất dù có chuyện gì xảy ra. Còn các ông bố bà mẹ lại thường đánh giá những vấn đề một cách khác hơn nhiều. Khi nuôi dạy con theo cách truyền thống, cái tôi của cha mẹ càng trở nên lớn mạnh với những ảo tưởng về quyền lực. Trẻ em thì lúc nào cũng ngây thơ và luôn sẵn sàng chịu sự dạy bảo của người lớn, vì vậy chúng có xu hướng không kháng cự lại khi cha mẹ áp đặt cái tôi lên chúng.

Đọc thêm: Khám phá tư duy của trẻ.

Những quan niệm truyền thống của cha mẹ xưa nay

Theo truyền thống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một mối quan hệ có trật tự. Cha mẹ là những người có quyền lực, là bậc người lớn, con cái chỉ là trẻ nhỏ,  cần được dạy dỗ bởi người lớn, những người có vốn kiến thức và nhiều kinh nghiệm hơn. Bởi vì con trẻ nhỏ tuổi hơn và không biết nhiều như cha mẹ nên họ luôn tự cho rằng họ có quyền chỉ huy chúng, đồng thời không hề quan tâm, suy nghĩ đến việc liệu sự sắp xếp thứ tự này có tốt cho con trẻ của chúng ta hay cho chính bản thân cha mẹ hay không.

Cha mẹ thường nhìn nhận con cái một cách phiến diện thông qua những suy nghĩ giản đơn của mình như trẻ phải nghe lời bố mẹ, làm theo người lớn, không được tự quyết định, tuổi nhỏ là phải đi học để tích lũy kiến thức, không nên giao thiệp quá nhiều như người lớn,…

Hậu quả của những suy nghĩ lạc hậu, một chiều, thiếu linh động ấy của nhiều bậc cha mẹ sẽ khiến trẻ dễ bị rập khuôn, rơi vào khuôn khổ của bố mẹ, không phát huy được sự sáng tạo của mình, không rèn luyện được tính tự lập. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ có thể mắc một số bệnh liên quan đến tâm thần như tự kỷ, trầm cảm, rối loạn cảm xúc trẻ em,…

lead_720_405

(Nguồn ảnh: The Atlantic)

Trẻ thay đổi khi cách nhìn nhận của cha mẹ thay đổi

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tâm lý trẻ em, trẻ sẽ thay đổi khi cách nhìn nhận của cha mẹ thay đổi, điều này là đúng. Hiển nhiên nếu bạn đặt niềm tin vào trẻ, khen trẻ nhiều hơn, động viên trẻ nhiều hơn thì trẻ sẽ có hứng thú trong học tập, vui chơi.

Đọc thêm: Hãy hành động vì con bạn – Lời kêu gọi từ quỹ dân số liên hiệp quốc.

Cha mẹ nếu tin tưởng ở khả năng tự lập của trẻ sẽ để cho trẻ tự quyết định một số việc như chọn bạn, chọn môn thể thao mình yêu thích, chọn màu sắc của một chiếc cặp da, tự sắp thời gian biểu hàng ngày, chọn học thêm ở thầy cô mà trẻ tin tưởng,…

Trên cơ sở đó, trẻ sẽ thay đổi theo hướng tích cực như cảm thấy mình được tự do hơn, không bị ràng buộc, trẻ sẽ thoải mái bộc lộ những năng khiếu tiềm ẩn của mình, sống vui vẻ hơn, lạc quan hơn và học tập có kết quả hơn.

Thời buổi ngày nay đã dần hiện đại nên các bậc cha mẹ nên thay đổi những tư tưởng phong kiến ngày xưa. Có như vậy, tư duy của trẻ mới được cởi mở hơn và trẻ sẽ phát triển hơn trong tương lai.


Đọc thêm:

10 lời khuyên để cha mẹ hiểu tâm lý con trẻ.

4 sai lầm kinh điển mà cha mẹ nào cũng từng mắc phải – Cần biết để tránh.

12 trò chơi kích thích phát triển cho trẻ từ 1-12 tháng tuổi.

Leave a Reply