Nên làm gì với tiền lì xì của con? 4 gợi ý hay cho bố mẹ

Dù bạn đang làm nghề gì và nghề nghiệp của bạn có liên quan đến tài chính hay quản lý vốn hay không thì cũng có thời điểm bạn phải làm nhiệm vụ của người quản lý tài sản cho thiên thần bé nhỏ của mình.


Đọc thêm: 4 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO BÉ

Đọc thêm: CÓ NÊN DẠY CON QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TỪ NHỎ?


Ở xã hội hiện đại, khi nền kinh tế phát triển hơn nên sau mỗi dịp Tết nguyên đán, dịp đầu năm học mới các con thường nhận được một khoản tiền mừng của ông bà, cha mẹ người thân. Và lúc này, bố mẹ sẽ thực hiện quản lý số tiền này cho con. Các bậc phụ huynh thường băn khoăn không biết lựa chọn phương án nào để có thể đảm bảo an toàn cho số tiền của con mà có thể sinh lời.

tienlixicuabe

Bé thường đưa tiền lì xì cho bố mẹ giữ hộ

 –> Có thể mẹ quan tâm: TÌM HIỂU VỀ NÃO BỘ CỦA TRẺ.

Với mong muốn gom góp, để dành cho con sau này tôi cũng đã từng rất thử rất nhiều phương án với khoản tiền tiết kiệm của con. Tôi chia sẻ quan điểm cá nhân cũng như của mình với từng phương án để các bậc phụ huynh khác có thể có thêm thông tin để đưa ra quyết định của chính mình.

Tiền tiết kiệm của con có thể không nhiều nhưng cũng có nhiều cách để bảo toàn và sinh lời từ nó mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa để dành cho con cái.

  1. Mở sổ tiết kiệm

Bạn có thể mở sổ tiết kiệm cho số tiền tiết kiệm của con bạn. Sau đó, mỗi khi các cháu có khoản tiền nhỏ nào hoặc muốn dành ít tiền cho con, bạn vẫn có thể gửi tiếp vào sổ này. Nếu ngại khi giao dịch tại quầy vì mình ít tiền hoặc quá bận rộn, bạn có thể chọn gửi tiết kiệm qua ngân hàng điện tử.

Với phương án mở sổ tiết kiệm, cha mẹ hãy tìm hiểu chính sách lãi suất của các ngân hàng để chọn ngân hàng, hình thức gửi phù hợp với mục tiêu lãi suấ của bạn nhé.

Ưu điểm của phương pháp này: Dễ thực hiện. Trẻ có thể nhìn thấy số tiền của mình tăng lên theo tuyến tính. Điều này cũng giúp em hào hứng hơn trong việc tiết kiệm tiền.

Nhược điểm của phương pháp này: Lãi suất tiền gửi có thể không bù đắp được tỷ lệ lạm phát hàng năm với đồng tiền của chúng ta. Nên thực tế sức mua của khoản tiết kiệm của con bị bào mòn theo thời gian.

tienlixi1

Gửi tiết kiệm khá phổ biến

  1. Mua kim loại quý – Mua vàng

Bạn có thể mua vàng (kim loại quý) để giữ tiền cho con. Giá vàng (kim loại quý) có thể không tăng trong một khoảng thời gian nhưng về lâu dài thì vàng chính là công cụ giúp sức mua của khoản tiền tiết kiệm không bị bào mòn theo thời gian.

Ưu điểm của phương pháp này: Dễ thực hiện.

Nhược điểm: khó khăn với việc cất giữ. Trẻ không được cảm nhận cảm giác giá trị tài sản của mình tăng lên theo thời gian.

Đọc thêm: BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ TẠI NHÀ.

  1. Đầu tư chứng khoán (tài sản giấy)

Bạn có thể mua chứng khoán cho con bạn với một số tiền nhỏ. Nhưng với phương pháp này, cha mẹ cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để học hỏi.

Với phương pháp, cha mẹ và con cái sẽ học được rất nhiều những kiến thức tài chính. Tuy nhiên khi đầu tư chứng khoán các bậc phụ huynh phải xác định khoản tiền tiết kiệm của con có thể hao hụt đi đáng kể. Với quan điểm cá nhân của tôi thì những kinh nghiệm, bài học và những trải nghiệm qua các cung bậc cảm xúc khi đầu tư chứng khoán thì khoản tiền mà bạn có thể bị mất có thể coi là khoản học phí xứng đáng.

Ưu điểm: Cha mẹ và trẻ học hỏi được rất nhiều bài học về tài chính cũng như các trạng thái cảm xúc.

Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, công sức. Có thể mất toàn bộ số tiền đầu tư.

tienlixi2

Đầu tư rủi ro hơn nhưng giúp bé học hỏi sớm

  1. Kết hợp 3 phương pháp trên

Với kinh nghiệm của bản thân, tôi khuyến khích các bậc phụ huynh cho con trải nghiệm cả ba phương pháp đầu tư với số tiền tiết kiệm của con. Vì những bài học về tài chính, các con học được càng sớm thì tự do tài chính sẽ đến với các con càng sớm hơn. Theo tôi, tài chính là một môn thực hành, nên ai có quãng thời gian thực hành nhiều thì người đó là người chiến thắng.

Chúc các phụ huynh và các bé trải nghiệm được nhiều niềm vui trong hành trình đi đến sự tự do tài chính. Hành trình ngàn dặm đều bắt đầu từ những bước chân bé nhỏ đầu tiên, cha mẹ và bé hãy bắt đầu thôi.                                                                   

Tuyết Hoàng

Tìm hiểu thêm: KINH NGHIỆM HAY LÀM CHA MẸ.

Leave a Reply