Những tuần khủng hoảng của trẻ (wonder weeks): Trung bình 20 tháng đầu đời, trẻ sẽ gặp 10 tuần khủng hoảng

Tuần khủng hoảng của trẻ – wonder week được hiểu là các tuần phát triển kỹ năng và tinh thần của trẻ. Đây là thời kỳ quá độ để sau giai đoạn này, trẻ sẽ có bước nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não cũng như tinh thần.

Đối với các mẹ đang nuôi con nhỏ, chắc hẳn đã có những ngày “trái nắng trở trời” của con khiến cha mẹ rất lo lắng không hiểu chuyện gì xảy ra với con mình. Tuy nhiên, bạn đừng quá căng thẳng bởi những giai đoạn này được gọi là “tuần khủng hoảng của trẻ – wonder week”.

Đọc thêm: 5 thói cư xử xấu của trẻ do lỗi của người lớn.

1. Tuần khủng hoảng của trẻ (wonder week) là gì?

Tuần khủng hoảng của trẻ – wonder week được hiểu là các tuần phát triển kỹ năng và tinh thần của trẻ. Đây là thời kỳ quá độ để sau giai đoạn này, trẻ sẽ có bước nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não cũng như tinh thần.

Một cách đơn giản để dự đoán tuần khủng hoảng của trẻ là khi trẻ học lẫy, học ngồi, bò, đứng, đi, nói,… thì trẻ sẽ rơi vào tuần khủng hoảng. Có những thời điểm trẻ rất ngoan nhưng lại có những tuần đột nhiên chán ăn, ngủ ít và hay quấy khóc. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng về những thay đổi đột ngột này bởi nó hoàn toàn có thể giải thích được bằng khoa học.

Tiến sĩ Frans Plooij là 1 trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về phát triển trí não trẻ đã khởi xướng ra khái niệm “Wonder week”. Trung bình 20 tháng đầu đời, trẻ sẽ gặp “tuần khủng hoảng” ở các mốc tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75.

Đọc thêm: 7 bước gỡ bỏ một thói quen xấu cho trẻ.

upload

Tuần khủng hoảng là cách gọi những tuần rất nhạy cảm của trẻ

2. Những kỹ năng trẻ có được sau những tuần khủng hoảng (wonder week)

Wonder week 5

Trẻ bắt đầu có chuyển biến về các giác quan. Khi sự trao đổi chất của trẻ phát triển  mạnh mẽ trong vòng tuần thứ 5, ngay sau khi đầy tháng trẻ sẽ bắt đầu “trái tính trái nết”. Tuy nhiên, sau khi vượt qua giai đoạn tuần khủng hoảng thứ 1 này, trẻ sẽ bắt dầu nhìn mọi thứ chăm chú hơn, có cảm giác muốn chạm vào mọi vật, bắt đầu biết cười và nhạy cảm hơn với mùi hương.

Wonder week 8:

Sau giai đoạn chán ăn, quấy khóc thứ 2 này, trẻ sẽ có thể giữ đầu ổn định hơn, quay đầu về phía âm thanh, bắt đầu có biểu hiện thích đồ chơi, khám phá và quan sát các bộ phận của cơ thể của mình, bắt đầu biết làm những âm thanh gầm gừ nhỏ.

Wonder week 12:

Trẻ sẽ bắt đầu biết lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu lên và cười nhiều hơn, thích những âm thanh khác nhau.

Đọc thêm: Những sự nhạy cảm đầy sức sống trong những năm đầu đời của trẻ.

Wonder week 19:

Mẹ sẽ bắt đâu thấy trẻ biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm để bỏ tất cả đồ vật trong tầm với cho vào miệng, biết nhìn theo mẹ hoặc bố, đẩy núm ti ra khi đã no.

Wonder week 26:

Sau khi hết giai đoạn “khó chịu” này, trẻ sẽ bắt đầu biết cầm nắm, ngồi dậy, nhổm người, kỹ năng xác định khoảng cách phát triển, bắt đầu biết hét và cười rất to.

Wonder week 37:

Sau khi hết quấy khóc, bỏ ăn, trẻ sẽ có dấu hiệu có thể hiểu một số từ, biết bắt chước người khác, thể hiện cảm xúc của mình, thích chơi trò chơi và nhún nhảy theo âm nhạc quảng cáo và sẽ bắt đầu tập bò.

Wonder week 46:

Trẻ bắt đầu hiểu trình tự, bắt đầu nói những từ đơn giản, biết chỉ vào đồ vật, những thứ mà mình muốn, thích chơi xếp chồng đồ vật.

Wonder week 55:

Sau giai đoạn này, trẻ sẽ có khả năng đi vịn tường hoặc có thể đi vững được, thích vẽ tranh và tô màu, tự mặc hoặc cởi quần áo.

Wonder week 64:

Trẻ bắt đầu biết pha trò,  biết nũng nịu, biết nịnh mẹ, bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn.

Wonder week 75:

Lúc này, trẻ hoàn toàn có thể đi vững và chạy nhảy. Biết xâu chuỗi sự kiện thành hệ thống và có thể thay đổi thành vi cho phù hợp với hoàn cảnh. Trẻ cũng bắt đầu phát triển sự đồng cảm và ít ích kỷ, cùng với các kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ để cha mẹ có thêm hiểu biết về tuần khủng hoảng (wonder week) của trẻ. Và trong giai đoạn này, cha mẹ hãy để cho con được tự do và thoải mái trong không gian riêng của mình đồng thời dùng nhiều tình yêu thương để con cảm thấy an toàn và ấm áp. Bởi đây là quá trình phát triển tự nhiên của con nên các mẹ đừng quá lo lắng mà ép con ăn, ngủ thái quá nha. Các mẹ hãy nuông chiều con một chút trong giai đoạn này nhé!


Những bài viết được quan tâm:

9 điều cần lưu tâm trong việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.

Bạn nghĩ thế nào là giáo dục thành công một đứa trẻ.

Leave a Reply