(Review sách) 100 hoạt động Montessori: Cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ tập đọc và viết như thế nào?

Nếu bạn chờ đến khi con đi học mới cố gắng ép con đọc và viết, như thế là quá muộn! Tất cả những gì thuộc về chúng ta hôm nay được tạo ra từ khi chúng ta là một đứa trẻ hai tuổi.

Cuốn sách “100 hoạt động Montessori – Cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ tập đọc và viết như thế nào?” được viết bởi Marie – Hélène Place, một tác giả tài năng người Pháp đồng thời cũng là mẹ của một đứa trẻ mắc hội chứng khó đọc. Thông điệp mà bà gửi gắm trong cuốn sách đó là hy vọng cha mẹ sẽ có được những trải nghiệm hạnh phúc trên hành trình đồng hành cùng trẻ, giống như bà.

Nội dung cuốn sách chia làm 8 phần rất chặt chẽ về mặt trình tự, cấu trúc.

Phần 1: Hãy tạo cho trẻ ham muốn đọc sách

Trong phần này tác giả đưa ra một số lời khuyên cho ba mẹ như: cách tạo môi trường trong gia đình như thế nào cho trẻ cảm thấy hào hứng, thân thuộc với chữ viết, cách dạy trẻ “chơi” với một cuốn sách, cách lựa chọn và đọc sách, những nơi nên dẫn trẻ tới…

Phần 2: Khơi dậy hứng thú của trẻ với chữ viết

Với hướng dẫn chi tiết 6 trò chơi đơn giản tại gia đình sẽ giúp bố mẹ dễ dàng thực hiện với 30 phút mỗi ngày. Đó là: Viết tên trẻ, cắt các chữ cái ghép tên trẻ, xem tên các đồ vật, học qua biển hiệu trên đường phố, đi chợ, trò chơi tìm sự vật bắt đầu bằng âm…


Bí quyết đặt câu hỏi khi giao tiếp với trẻ

6 biện pháp ứng phó khi trẻ nói không


 

Phần 3: Biết và hiểu về thế giới xung quanh

Có thể bạn thắc mắc việc biết về thế giới xung quanh có liên quan gì tới việc học chữ của trẻ? Thế nhưng, tác giả đã chỉ ra hai việc này có mối quan tâm chặt chẽ với nhau, giống như bà Montessori đã từng nói “Trẻ học thông qua hoạt động của mình, hình thành nhân cách từ chính môi trường sống của mình” – Sự hình thành con người. Vì thế, việc cho trẻ trải nghiệm môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ tăng vốn sống, tăng khả năng tưởng tượng tạo ra sự kết nối diệu kỳ giữa những gì trẻ biết và những gì trẻ được ba mẹ đọc cho nghe.
Trong đoạn này, tác giả hướng dẫn ba mẹ giúp trẻ có trải nghiệm thông qua các giác quan như “vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác”.

Phần 4: Âm điệu của từ ngữ

Âm điệu của từ ngữ là cách sử dụng từ ngữ một cách phong phú, chính xác, “có tính nhạc”, giọng điệu êm ái, nhẹ nhàng. Qua đó, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển tốt nhất. Một số hoạt động có hiệu quả tốt như: Kể tên các sự vật xung quanh, Thông báo những sự việc sắp diễn ra, trò chuyện cùng trẻ, tìm đồ vật, các bộ phận trên cơ thể, đóan tên, kể lại câu chuyện, làm một cuốn sách, nhịp điệu âm thanh, miêu tả đồ vật, vị trí, ….

Phần 5: Trẻ học đọc thơ

Nghe có vẻ xa lạ thế nhưng tác giả khẳng định nghe, đọc, sáng tác thơ là một phần vô cùng quan trọng của quá trình học đọc và học viết. Vì thế, cha mẹ nên chơi các trò chơi sau:

  • Tạo vần và làm thơ: Cùng chơi trò tìm các từ có vần “ao” (chào mào, mào, báo…). Sử dụng các từ tìm được để viết thành câu.
  • Tìm tên sự vật có cùng vần (màn/bàn, nhà/phà, áo/báo…)
  • Đọc thơ và những bài đồng dao, những bài thơ
  • Hát cho trẻ nghe vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

Phần 6: Phát triển thính giác

Trong phần này, tác giả hướng dẫn ba mẹ những cách rất cụ thể để phát triển thính giác trẻ như lắng nghe, nhận biết âm thanh, tiếng kêu của các con vật, thực hành yên lặng để lắng nghe âm thanh sâu…

Phần 7: Sự họat động của đôi tay

Phần này là các hoạt động khác nhau nhằm rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, có như vậy trẻ mới có khả năng kiểm soát tốt các cơ tay và giúp cho việc viết chữ được khéo léo.

Phần 8: Chìa khóa giúp trẻ đọc viết

Chìa khóa được tác giả nhắc đến đó chính là 3 trò chơi: Trò chơi về âm; Trò chơi chữ cái thô nhám và Bảng chữ cái có thể lắp ráp. Cha mẹ cũng cần lưu ý đến việc tôn trọng trình tự các bước tiến hành, không phụ thuộc vào lứa tuổi.

Đó là 8 phần tuần tự từ bước chuẩn bị tâm lí, cho tới những hoạt động thực tiễn ngay tại nhà. Tác giả cũng giúp cha mẹ các bước tiến hành chi tiết và cách gỡ rối các vấn đề gặp phải.

Có thể nói rằng, “Cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ tập đọc và viết như thế nào?” cũng như những cuốn sách khác cùng bộ “Học Montessori để dạy trẻ theo phương pháp Montessori” đều rất có ích đối với mỗi người làm cha mẹ có con trong giai đoạn từ 0-6 tuổi.

Mời ba mẹ đọc các bài reivew sách khác tại đây.

Leave a Reply