Bài viết liên quan: Sự khác nhau giữa NÃO TRÁI và NÃO PHẢI của trẻ.
Ngay khi chào đời, não bộ của trẻ đã sẵn sàng cho việc học hỏi. Thậm chí, một đứa trẻ vừa mới sinh ra đời cũng có thể nhận thức được một vài đồ vật hay các mối quan hệ xung quanh chúng.
Não bộ của trẻ được xây dựng từ rất sớm, ngay từ tuần thứ năm của thai kỳ. Trong giai đoạn ba năm đầu đời, sự phát triển diễn ra nhanh nhất và tiếp tục hoàn thiện khá nhanh đến khi 6 tuổi. Vì vậy, việc hiểu rõ những cột mốc vàng trong quy trình phát triển trí não của trẻ giúp cho phụ huynh có nền tảng để tạo sự phát triển trí tuệ vượt trội cho bé yêu.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những cột mốc vàng trong quá trình hình thành và phát triển não bộ của bé.
Giai đoạn bào thai, những viên gạch đầu tiên xây dựng trí thông minh
Ngay từ tuần thứ 5, não bộ và tuỷ sống của thai nhi đã dần hình thành. Đến tuần thứ 8, não bộ của trẻ bắt đầu phát triển, có thể cảm nhận được và thấu hiểu những tín hiệu đến từ cơ thể mẹ.
Bước vào tháng thứ 5, các tế bào thần kinh được tạo ra với tốc độ cực kì nhanh, khoảng 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút, đồng thời kết nối với nhau một cách mạnh mẽ. Việc này giúp các giác quan của thai nhi phát triển bùng nổ và đạt tới đỉnh cao. Tại thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, vỏ não bắt đầu xuất hiện nhiều nếp gấp và trẻ có được khả năng nghe, nhìn và nhận biết ngôn ngữ một cách sơ khai.
–> Có thể mẹ quan tâm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.
Từ 0 – 2 tuổi, não bộ của trẻ phát triển vượt trội
Ở thời điểm này, não bộ của trẻ chiếm 80% trọng lượng não bộ so với một người trưởng thành. Có hơn 1.000 tỷ kết nối giữa các tế bào thần kinh với nhau được hình thành. Não bộ trẻ diễn ra nhiều chuyển biến quan trọng. Những vùng não liên quan đến ghi nhớ, ngôn ngữ, nghe và nhìn đặc biệt phát triển nhanh, mạnh, là tiền đề quan trọng để trẻ em tăng cường các khả năng nhận thức và học hỏi. Bắt đầu từ giai đoạn này, các phụ huynh cần tập trung vào việc phát triển khả năng tư duy ở trẻ bằng một vài cách cách tương tác với trẻ như: đọc truyện, nói chuyện, hát, chơi đùa cùng trẻ cũng như cho trẻ khám phá đồ vật xung quanh mình.
–> Có thể mẹ quan tâm: Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà.
Từ 2 – 6 tuổi, thời kỳ phát triển khả năng tư duy
Từ năm thứ 3 trở đi, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn và đến năm 6 tuổi, cấu trúc của não bộ đã gần như hoàn thiện.
Có thể thấy, thời gian thai kỳ và cho con bú (0 – 1 tuổi) là những giai đoạn vàng để trí não của trẻ phát triển mạnh mẽ.
Tóm lại, giai đoạn đầu đời từ 1 – 6 tuổi là thời kỳ đặc biệt quan trọng cho sự phát triển và hoàn thiện trí não của trẻ.
Tùy cơ địa mỗi người nhưng nhìn chung, xét về kích thước và trọng lượng, khi mới sinh ra trọng lượng não nặng khoảng 350g, nhưng đến 1 tuổi não nặng 900g. 2 tuổi, não bộ của trẻ bằng 80% não người trưởng thành. Đến 6 tuổi, não nặng 1.300g, đạt 100% kích thước não người trưởng thành.
Xét về mức độ phát triển: 60% não bộ của con người phát triển trong giai đoạn từ 0 – 2 tuổi, khi đạt 6 tuổi thì sự phát triển của não đã đạt mức 90%.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thấy rằng sự phát triển não bộ của trẻ trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng và có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới toàn bộ cuộc sống sau này.
Đọc thêm: Tìm hiểu về não bộ của trẻ.