Tìm hiểu về giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi con người. Đặc biệt, với trẻ nhỏ thì ngôn ngữ càng trở nên quan trọng hơn trong việc giúp trẻ nhận thức thế giới.

Hiểu được điều đó nên hiện nay các bậc phụ huynh rất quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mặc dù 3-6 tuổi là giai đoạn bùng nổ về ngôn ngữ nhưng giai đoạn 0-3 cũng là bước chuẩn bị không thể thiếu.

Tích lũy ngôn ngữ thụ động trong giai đoạn 0-2 tuổi

Giai đoạn 0-2 tuổi cha mẹ không thấy sự phát triển bột phát về mặt ngôn ngữ của trẻ. Hầu như  trẻ em đều chưa biểu hiện gì trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trẻ sẽ không thể có khả năng ngôn ngữ thật tốt nếu cha mẹ bỏ lỡ không tăng cường giao tiếp, không cho trẻ nghe nhạc và tạo ra thật nhiều trò chơi giúp trẻ vừa học vừa chơi. Các chuyên gia Nhật Bản gọi đây là giai đoạn hấp thụ bị động đóng vai trò quan trọng cho giai đoạn tiếp theo.

Đọc thêm: Kinh nghiệm giúp trẻ khắc phục tình trạng lười học, chậm viết.

Từ 2 đến 6 tuổi là giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Phát triển ngôn ngữ tốt sẽ giúp cho trẻ nhỏ không gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp và nhận thức. Từ đó, nó góp phần vào quá trình hình thành nhân cách và giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Hiểu về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cha mẹ có thể hỗ trợ kịp thời khi bé có bất cứ biểu hiện bất thường nào về ngôn ngữ.

Không chỉ thể chất mà ngôn ngữ của trẻ cũng được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, từ 3-6 tuổi được coi là giai đoạn vàng. Ở giai đoạn này ta sẽ được chứng kiến sự phát triển vượt bậc về ngôn ngữ của trẻ.

Ở giai đoạn này, các lỗi cơ bản về việc phát âm, cách sử dụng từ hay ngữ pháp mà trẻ thường gặp ở các giai đoạn trước gần như đã biến mất. Thay vào đó, trẻ có thể nói được những câu dài hơn từ 5-6 từ. Vốn từ vựng của trẻ cũng tăng lên đáng kể (nhất là khi trẻ được 5 tuổi). Trẻ có thể hiểu gần hết ý nghĩa của lời nói mà người lớn nói với trẻ và bắt chước được gần như hoàn hảo. Ngoài ra, chúng cũng đã biết sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp hay thiết lập các mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Song song với đó, thì trong giai đoạn này những lời nói dối của trẻ cũng xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy cha mẹ cần đặc biệt chú ý và khéo léo trong cách giải quyết để hình thành cho trẻ nhân cách tốt.

Giai đoạn này trẻ khá thuần thục ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và biết vận dụng nó hiệu quả. Đây là tiền đề để bé có thể tiếp thu những kiến thức ở nhà trường khi đi học lớp 1. Nếu trẻ trong giai đoạn này vẫn chưa kiểm soát được lời nói hay dùng lời nói để thể hiện nhu cầu, cảm xúc…thì có thể trẻ gặp một số bất thường trong việc phát triển ngôn ngữ. Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm ra cách khắc phục.

Cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn vàng

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không phải là việc làm khó khăn đòi hỏi trình độ chuyên môn mà cha mẹ cũng có thể thực hiện tại nhà thông qua các hoạt động hàng ngày.

Việc quan trọng nhất cha mẹ cần làm chính là trò chuyện với con càng nhiều càng tốt và thực hiện ngay từ khi trẻ sinh ra, thậm chí bạn có thể làm tốt thai giáo khi trẻ trong bụng mẹ. Bạn có thể nói chuyện trực tiếp hay đọc cho con nghe những mẩu truyện hay, cùng con hát những bài hát thiếu nhi…Nhưng hãy lưu ý là khi nói chuyện hãy cố gắng sử dụng thật nhiều từ vựng khác nhau trong một cách nói chuyện sống động, rõ ràng.

Đọc thêm: 9 loại trí thông minh của trẻ.

Điều này giúp trẻ tăng hứng thú tìm hiểu cũng như mở rộng vốn từ. Việc trẻ phát âm các từ mới hay cách dùng từ đôi lúc còn gặp khó khăn nhưng hãy nhớ không được cười trẻ. Nếu bạn cười sẽ làm trẻ xấu hổ. Thay vào đó cha mẹ hãy động viên, khuyến khích cũng như làm mẫu cho trẻ những câu nói đúng.

Bên cạnh đó, việc cho trẻ tham gia các hoạt động nhóm với bạn bè cùng lứa hay đi dạo, quan sát xung quanh cũng góp phần vào việc tăng cường nhận thức và tư duy ngôn ngữ ở trẻ.

Có thể nói, xác định được giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ cho trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ có những tác động tích cực nhằm hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần linh hoạt bởi mỗi trẻ có đặc thù khác nhau.

Các bài viết được quan tâm:

 

Leave a Reply