Trẻ 4-5 tuổi có đặc điểm ngôn ngữ và nhận thức như thế nào?

Trẻ 4-5 tuổi sẽ có những sự thay đổi nhất định về tâm sinh lý. Tuy sự thay đổi này không nhiều nhưng cũng có những ảnh hưởng lớn đối với việc học tập và tích lũy những kỹ năng sống của trẻ. Việc giáo dục trẻ 4-5 tuổi lúc này sẽ quyết định phần lớn những thói quen và sự thể hiện cảm xúc của trẻ sau này.

Dạy trẻ 4 tuổi học gì và dạy như thế nào là những thắc mắc phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi có con lên 4-5 tuổi. Để trả lời cho các câu hỏi này, bài viết sau đây sẽ trình bày danh sách kỹ năng mà một trẻ 4-5 tuổi có thể đạt được. Từ đó, bố mẹ sẽ có những căn cứ cụ thể nhằm dạy dỗ, hướng dẫn, uốn nắn giúp trẻ đạt được những mốc phát triển quan trọng trong cuộc đời.

Đọc thêm: 5 quan điểm giáo dục nổi tiếng của người Nhật.

trẻ 4-5 tuổi

1. Đặc điểm về mặt ngôn ngữ

Đối với trẻ 4-5 tuổi, những kỹ năng sống về mặt ngôn ngữ mà trẻ có thể đạt được và thể hiện tốt trong giai đoạn này bao gồm:

  • Biết sử dụng đúng đại từ để miêu tả như những từ “anh ấy”, “chị ấy”, “cô ấy”,…
  • Đọc thuộc lòng một bài thơ hoặc hát trọn vẹn một bài hát dành cho thiếu nhi (đúng lời và đúng giai điệu).
  • Nói rõ ràng, rành mạch một câu đầy đủ để người khác hiểu.
  • Kỹ năng kể chuyện: trẻ có thể kể được một câu chuyện tương đối dài với tốc độ trung bình.
  • Nói một câu tiếng Việt chứa 5 đến 6 từ. Ban đầu là câu đơn, dần dần sẽ là những câu có cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn.
  • Có thể nhớ rõ và kể lại rành mạch những sự việc xảy ra trong ngày của chính bản thân mình.
  • Thích thắc mắc về một số dạng câu hỏi như ai, cái gì, vì sao, ở đâu, khi nào,…
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.

Two little girl lying on the grass in the park. One whispering a secret to another.

2. Đặc điểm về mặt nhận thức

Về mặt nhận thức như tư duy, suy nghĩ, lên kế hoạch, giải quyết một vấn đề,…, trẻ 4-5 tuổi cần đạt được những kỹ năng bao gồm:

  • Trẻ có thể hiểu dễ dàng khái niệm “đếm” và đếm rõ ràng từng con số từ 10 trở lên.
  • Kỹ năng hiểu các khái niệm về thời gian và thứ tự hoạt động trong ngày như buổi sáng-trưa-chiều-tối, mùa xuân-hạ-thu-đông, ngày-tháng-năm,…
  • Trẻ có thể nhớ, nói một số màu (xanh lá cây, đỏ, đen, vàng,…) và các hình dạng cơ bản (tròn, tam giác, vuông, chữ nhật,…).
  • Trẻ có kỹ năng tham gia vào các vở kịch do chính trẻ tưởng tượng và đóng vai.
  • Trẻ có khả năng sắp xếp các đồ vật có sẵn theo một thứ tự nhất định đơn giản như từ bé đến lớn, từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều.
  • Trẻ có thể nhớ, đọc được số điện thoại của bố mẹ và nói được địa chỉ nhà của mình.
  • Biết mình là con trai hay con gái, đồng thời biết được giới tính của những người xung quanh qua hai phạm trù cơ bản: trai và gái.
  • Trẻ có kỹ năng phân loại và sắp xếp đồ vật theo từng nhóm màu sắc và kích thước khác nhau.
  • Hiểu khái niệm “giống” và “khác”.
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.
  • Trẻ biết tuân thủ một số quy tắc do bố mẹ, thầy cô quy định.
  • Trẻ có kỹ năng sao chép giống với hình ảnh, chữ viết của mẫu có sẵn.
  • Trẻ có kỹ năng dự đoán diễn biến tiếp theo của một câu chuyện dang dở, chưa kể hết với sự hồn nhiên và ngây thơ.
  • Trẻ hiểu và làm được những câu mệnh lệnh đơn giản từ 3 ý trở xuống, chẳng hạn như “Con hãy rửa tay, ngồi xuống và bới cơm”.
  • Cần rèn luyện kỹ năng tập trung cho bé trong giai đoạn này.
  • Trẻ có thể biết và nhận diện những đồ vật mà mọi người thường sử dụng hàng ngày như cơm gạo, tiền bạc, quần áo,…

Qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc, nhất là các bậc phụ huynh sẽ nắm được những kỹ năng sống cần dạy cho trẻ 4-5 tuổi để góp phần tạo nên một đứa trẻ linh động, thông minh trong tương lai.


Đọc thêm:

Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Năng khiếu có di truyền không?
Kích thích não bộ là gì?

Leave a Reply