Những đứa trẻ bị ám ảnh về mặt tâm lý được Montessori gọi là một dạng khiếm khuyết trong tính cánh của trẻ. Cảm giác này có thể được “chữa lành” bằng những trấn an về tâm lý từ gia đình. Tất nhiên gieo hành vi tích cực khó một phần thì gỡ bỏ hành vi tiêu cực khó đến mười phần. Tuy nhiên, đó là việc cha mẹ phải làm.
Trong cuốn “Cẩm nang nuôi dạy con theo phương pháp Montessori – Quốc Tú Hoa dịch – NXB Phụ Nữ”, Montessori có nêu ra biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến cảm giác tiêu cực này ở trẻ như sau.
Biểu hiện
Trẻ sợ hãi một số đồ vật, cho rằng những thứ đó là thần bí và không thể chiến thắng được.
Nguyên nhân
Mọi người thường cho rằng sợ hãi là trạng thái tâm lí bình thường của trẻ con, do trẻ còn non nớt và quả thực phải đối mặt với nhiều nguy cơ và nguy hiểm, nhưng trên thực tế, mọi đứa trẻ bình thường đều có tâm lý thận trọng khiến cho chúng có thể tránh được hiểm nguy, có thể tồn tại kể cả trong những cảnh ngộ nguy nan nhất. Trẻ bình thường bản thân sẽ không cảm nhận thấy mình yếu đuối, sợ hãi cũng là một biểu hiện của việc mất cân bằng về tâm lý.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào? |
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ |
(Ảnh minh họa)
Đại đa số nỗi sợ hãi nảy sinh do nhìn thấy những đồ vật có ấn tượng mãnh liệt, nhưng sự khủng hoảng không trực tiếp bắt nguồn từ những kinh nghiệm cuộc sống của trẻ mà đến từ sự giải thích của người lớn về những tình hình thực tế hoặc lợi dụng sự ngây thơ non nớt mà uy hiếp trẻ. Trong kinh nghiệm sống của trẻ, có thể tìm được chứng cứ cho sự tồn tại của những thứ như vậy. Có đứa trẻ sợ mèo, có đứa lại sợ gà, thậm chí những đứa trẻ rất nhỏ đã sợ ma quỷ. Ta lại càng dễ dàng bắt gặp tình trạng này ở những đứa trẻ thích dựa dẫm.
Đã từng có một bé gái nhất định không chịu đi toilet, phải ra ngoài đi mới chịu. Mẹ cô bé cảm thấy chắc chắn đã có vấn đề gì nên hỏi dò cô bé và hỏi cả những bạn gái cùng lớp của con thì phát hiện ra rằng, ở lớp mẫu giáo của con có một cô giáo rất nghiêm khắc, vì cô bé kia đã làm bẩn nhà vệ sinh khi đi toilet nên cô giáo đã dọa rằng, nếu còn làm bẩn nữa thì cô sẽ nhét bé vào trong bồn cầu và xả nước cho trôi đi. Sự đe dọa này khiến cô bé trở nên sợ hãi chiếc bồn cầu, và điều này đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của cô bé.
Có rất nhiều người đã dùng những sự đe dọa không có thật để uy hiếp và buộc trẻ phải nghe theo lời mình, khi xem xét những người lớn và trẻ nhỏ có thần kinh không bình thường, chúng tôi đã phát hiện ra rằng, chính những sự uy hiếp như vậy trong suốt thời thơ ấu là gốc rễ của tâm lý không bình thường của họ.
Xem thêm: Khám phá tư duy của trẻ.