Trí thông minh và tư duy có phải làm một?

Nhiều người nhầm lẫn trí thông minh và tư duy là một và dẫn đến kết luận sai: trẻ thông minh thì tự khắc sẽ tư duy giỏi; trẻ kém thông minh có thể không bao giờ kích thích não bộ để tư duy giỏi. Vậy tư duy và trí thông minh khác nhau như thế nào?

Tư duy là gì?

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh các thuộc tính bản chất những mối liên hệ và quan hệ bên trong. Tư duy có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà trước đó trẻ chưa từng biết.
Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não, kích thích não bộ mà nhờ đó trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển. Tư duy là một quá trình trong hoạt động nhận thức, có mở đầu, diễn biến, kết thúc rõ ràng.
tuduyvatrithongminh1
Đọc thêm: Bài tập kích thích não bộ trẻ em tại nhà.

Trí thông minh là gì?

Trí thông minh là biết được cách làm thế nào để đạt được thứ bé muốn vào đúng thời điểm bé muốn. Nếu bé không biết mình muốn gì, không có một thông tin nào có thể giúp bé. Và khi không có trí thông minh, không có sự kích thích não bộ bé sẽ không biết mình phải làm gì với bản thân. Chỉ khi nào có ý định, bé mới có thể thông minh.
Hãy tưởng tượng ở một thời điểm nào đó trong đời (điểm A), trẻ muốn bản thân đạt được một thứ gì đó (điểm B). Chính khi đó, trí thông minh xuất hiện, soi sáng con đường từ A đến B. Nhưng dĩ nhiên, thấy là một chuyện, có làm được hay không lại là chuyện khác. Trẻ vẫn phải bước từng bước trên con đường đó để đạt được sự biến đổi trong thực tế.
kidstudy

Tư duy và trí thông minh khác nhau như thế nào?

Mối quan hệ giữa trí thông minh và kỹ năng tư duy cũng tương tự như mối liên hệ giữa chiếc xe ô tô và người lái xe. Nếu trí thông minh là máy của xe ô tô và kiến thức là nhiên liệu thì kỹ năng tư duy được ví như kỹ năng lái xe. Bạn có thể hình dung qua ví dụ: nếu một vận động viên đua xe được cấp sẵn một chiếc xe xịn (đó là trí thông minh), xe được đổ đầy xăng (kiến thức) nhưng thiếu kỹ năng lái xe (kỹ năng tư duy) thì khó có thể trở thành tay đua huyền thoại được. Chỉ có tay lái thiện nghệ, thuần thục hết các kĩ năng mới tận dụng hết công năng của chiếc xe. Vì thế, chỉ có người có khả năng tư duy tốt thì mới khai thác hết tài sản quý giá nhất của mình, đó là trí thông minh. Edward de Bono, người đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy về tư duy, sáng tạo cho rằng: “Thông minh là một khả năng, tư duy là một kỹ năng để vận dụng khả năng đó”.
Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.

Đừng nhầm lẫn giữa thông minh và tư duy

Nhiều người nhầm lẫn trí thông minh và kỹ năng tư duy là một và dẫn đến kết luận sai như sau: trẻ thông minh tự khắc sẽ tư duy giỏi; trẻ kém thông minh có thể không bao giờ giỏi tư duy; trẻ càng hiểu rộng biết nhiều thì càng khôn ngoan; trẻ thông minh không cần kích thích não bộ phát triển kỹ năng tư duy. Suy nghĩ là một kỹ năng mà ngay cả một bộ não tuyệt vời nếu thiếu kỹ năng tư duy cũng trở nên lãng phí. Đa phần chúng ta đều có chung suy nghĩ là một ai đó được coi là “thiên tài” hay “xuất chúng” thì dứt khoát phải có nhiều biểu hiện mang đậm dấu ấn thần đồng như: thông minh, học giỏi, biết rộng…
tuduyvatrithongminh2
Đọc thêm: Giúp bé khám phá thiên nhiên qua tranh.
Tuy nhiên, lấy điển hình với ba trong số các nhà thiên tài tư duy của mọi thời đại: Darwin, Newton và Einstein thì hoàn toàn không hẳn chỉ có “bộ não thiên tài” mà “một cái đầu lúc nào cũng lắp đầy những câu hỏi”, cốt lõi của tư duy bậc cao. Óc tò mò, sự đam mê kích thích não bộ, ham học hỏi và kiên nhẫn đã đưa họ đến với những thành tựu làm thay đổi triệt để lối tư duy trong khoa học. Chỉ số thông minh (IQ) cao, kết quả học tập giỏi hoặc tấm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ vẫn chưa đủ. Nếu như bạn không có tư duy sáng tạo thì sẽ rất khó khăn để bạn tồn tại.
Là bậc phụ huynh, ai cũng mong muốn con mình là một đứa trẻ thông minh, nhưng chúng ta nên biết rằng thông minh cũng không phải là một năng lực hữu hiệu để giúp trẻ đạt được những kết quả tốt trong việc học hành và ứng xử trong xã hội. Nâng cao kỹ năng tư duy mới giúp các em kích thích não bộ có thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ logic, suy nghĩ sáng tạo, ra quyết định, luôn nảy sinh ý tưởng mới, phân tích – xử lý thông tin và lên kế hoạch cho tương lai.
Bài viết tương tự: Tìm hiểu về não bộ của trẻ.

Leave a Reply