Từ chối trẻ như thế nào để trẻ không ăn vạ?

 

Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.

Vì sao con hay “ăn vạ”?

Có bao giờ bạn dạy con một đằng nhưng bé chỉ thích làm ngược lại một nẻo?

Có bao giờ bạn nhắc nhở đến cấm đoán nhưng con chỉ thích làm theo ý mình, không được là “ăn vạ”?

Bạn đang đau đầu vì không biết cách giải quyết ra sao? Đừng lo lắng! Bởi vì hầu hết tất cả các bé trong độ tuổi từ 2-5 tuổi đều giống như con bạn. Nghiên cứu tâm lý chung của trẻ trong độ tuổi này đã kết luận được rằng: hầu hết trẻ đều có xu hướng tự khẳng định mình.

Giai đoạn này các bé bắt đầu có nhận thức cơ bản, các bé có thể cảm nhận được sự chiều chuộng, chăm sóc của ông bà, bố mẹ. Cảm xúc “muốn gì được nấy” dần hình thành trong não bộ của trẻ. Vì thế, khi trẻ bị từ chối, ngay lập tức các bé sẽ có phản ứng mạnh mẽ, khóc đòi, “ăn vạ” để được thỏa mãn.

Để giải quyết các “yêu sách” của con trẻ một cách thỏa đáng, bố mẹ cần biết cách thỏa hiệp để con hiểu được vấn đề, sao cho vừa nghiêm khắc vừa mềm mỏng, vừa cương quyết nhưng đồng thời cũng phải xoa dịu. Tránh gắt gỏng, quát mắng, hoặc dỗ dành, nhượng bộ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự tư duy về nhận thức của con sau này.

Đây là một quá trình cần rất nhiều sự kiên nhẫn và thời gian của cả bố mẹ và bé. Muốn con làm những điều đúng đắn theo ý bố mẹ, thì chính bố mẹ phải đặt mình vào tâm lý, cảm xúc của con.

5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?

unva1Con trẻ “ăn vạ” là vấn đề mà cha mẹ nào cũng gặp phải

Con thường “ăn vạ” khi nào?

Lăn lê, quẫy đạp, la hét, khóc thật to chính là biểu hiện khi trẻ “ăn vạ”

Con muốn ăn kẹo bánh trước giờ ăn cơm nhưng không được cho phép, vậy là “ăn vạ”. Con đi siêu thị cùng mẹ và đòi mẹ mua bộ đồ chơi xếp hình, mẹ từ chối vì ở nhà con đã có rất nhiều, vậy là con “ăn vạ”. Có bác hàng xóm đến chơi nhà, con nhất định đòi trái bóng của bé cháu nhà bác đó. Không ai chịu nhường ai, và cả hai con cùng “ăn vạ”.

Những biểu hiện khi con khóc, giận dữ, la hét đều nhằm mục đích bày tỏ cảm xúc của con, thu hút bố mẹ và những người xung quanh. Nhiều bé cố tình “ăn vạ” càng lâu càng tốt để được bố mẹ đáp ứng đòi hỏi.

Cách giải quyết tốt nhất là gì?

Câu trả lời nhận được nhiều sự đồng tình nhất của các mẹ chính là không thỏa hiệp- không nhượng bộ. Khi con bắt đầu có biểu hiệu chống đối cha mẹ, la hét khóc đòi, nên đưa con vào phòng kín, dọn dẹp những đồ có thể gây nguy hiểm, chuẩn bị sẵn khăn giấy và đối mặt với con.

Có thể con khóc to hơn, nhưng bố mẹ nên bình tĩnh, vì con bị cách ly, khóc đòi mà không có ai hưởng ứng thì các con sẽ tự hiểu mục đích “ăn vạ” của con đã thất bại.

Khi con nín khóc, bố mẹ có thể giúp con lau nước mắt, vỗ nhẹ vào lưng con, nhưng tuyệt đối không nên giáo huấn, răn dạy ngay lúc đó. Việc nhắc nhở con nên thực hiện vào lúc cuối ngày, cách xa thời gian con “ăn vạ”. Bố mẹ nên bắt đầu bằng việc khuyên nhủ, thủ thỉ với con, đặt ra các câu hỏi cho con: Nếu con ngoan không khóc đòi thì con sẽ được thưởng gì? Bạn Tom nhà cô Hoa bảo với mẹ khóc là xấu lắm, không phải trẻ ngoan…

Nếu bạn đang ở nơi đông người như siêu thị, tiệc cưới và con lăn đùng ra khóc đòi “ăn vạ” thì sao? Phớt lờ là cách tốt nhất. Mẹ chỉ việc thản nhiên gọi con cùng đi, và nói to lên rằng chú bảo vệ sẽ bắt những đứa trẻ hư, rồi mẹ tiếp tục đi tiếp( tất nhiên là có liếc mắt trông chừng).

Trẻ rất thông minh. Chỉ khi nào thấy bố mẹ do dự, nhượng bộ thì chúng mới tiếp tục để thỏa mãn mục đích. Nếu thấy bố mẹ cương quyết, các con sẽ tự khắc nín khóc mà chạy để theo kịp bố mẹ.

Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?

trẻ hay ăn vạ

Quy tắc thưởng phạt áp dụng cực kỳ hiệu quả với hầu hết các bé

Trên đây là những cách giải quyết tức thời khi gặp tình huống trẻ “ăn vạ”. Về lâu dài, để hình thành và rèn luyện những thói quen tốt cho tư duy và sự phát triển của trẻ, bố mẹ nên đưa ra những quy tắc về thưởng và phạt để con được tự lựa chọn. Quy tắc nêu hậu quả là quy tắc quan trọng mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ.

Ví dụ nếu con nhất định đòi đi theo mẹ thì con sẽ bị phạt úp mặt vào tường, cuối tuần không có thưởng. Ngược lại, nếu con nghe lời thì con sẽ được mẹ đọc cho câu chuyện cổ tích rất hấp dẫn. Con trẻ rất thông minh. Các con sẽ tự cân nhắc so sánh để có lựa chọn có lợi nhất cho mình.

Thỏa hiệp, nhượng bộ để con bớt khóc, bớt ho, không phải là sự thương con, là cách tốt nhất cho con và cả cho bố mẹ. Hãy là những ông bố bà mẹ thông thái, biết thương yêu và nói lời từ chối với con đúng cách, để con phát triển cả trí tuệ và nhân cách ngay từ bây giờ!


PANT RULES – Quy tắc dạy trẻ về giới tính mà mọi cha mẹ cần biết.
4 Bước giúp trẻ bình tĩnh.
5 cách giúp trẻ chủ động trong cuộc sống.
Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ?

Leave a Reply